NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GDMN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 30)

9. Bố cục luận văn

1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GDMN

1.2.1. Ban hành và phổ biến văn bản về Quản lý GDMN

Ban hành văn bản quy phạm quản lý nhà nƣớc về GDMN là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (đƣợc văn bản hóa) do các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau. Vì văn bản quy phạm pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt là xác lập thể chế nên không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong bộ máy nhà nƣớc cũng có thẩm quyền ban hành. Số lƣợng cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần hạn chế và thƣờng đƣợc Hiến pháp quy định, nhằm bảo đảm sự kiểm soát đối với văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành. Hơn nữa quy phạm pháp luật cần đƣợc ban hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, bảo đảm để quy phạm pháp luật pháp luật thể hiện hài hòa lợi ích, ý chí của nhà nƣớc, xã hội và nhân dân, đòi hỏi phải có sự tham gia của xã hội, của nhân dân vào quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật pháp luật.

Văn bản quản lý nhà nƣớc có các chức năng chủ yếu sau: - Chức năng thông tin

- Chức năng pháp lý

- Chức năng văn hóa – xã hội và các chức năng thống kê, chức năng sử liệu…

Phải ban hành văn bản quản lý Nhà nƣớc về GDMN vì văn bản đƣợc ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính Nhà nƣớc giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhau và giữa các cơ quan nhà nƣớc với các tổ chức và công dân. Văn bản quản lý nhà nƣớc có đặc trƣng nổi bật và tính khuôn mẫu, tính chặt chẽ, tính rõ ràng, chứa đựng quy phạm pháp luật và có hiệu lực pháp lý cao.

Đối với bất kỳ nhà nƣớc nào, mặc dù xây dựng pháp luật của mỗi nƣớc đều có những điểm đặc thù nhƣng tất cả đều hƣớng đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, không mâu thuẫn, không chồng chéo. Xét từ bản chất xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật là quá trình chuyển hóa ý chí của nhà nƣớc, của xã hội, của nhân dân, trƣớc hết là thành các đạo luật, là quá trình xác lập các quy tắc xử sự chung bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Đó là quá trình chuẩn bị về mặt khoa học, thực tiễn tạo nên quy phạm pháp luật, đòi hỏi thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng của các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành. Để các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng tối đa yêu cầu điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, đòi hỏi phải giải quyết từ đầu các vấn đề liên quan đến đặc điểm, hình thức, cấu trúc nội tại, vai trò và vị trí của quy phạm pháp luật trong mối tƣơng quan với các quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là dự báo chính xác hiệu ứng tích cực và tiêu cực khi các quy phạm pháp luật đƣợc tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội.

Làm tốt công tác ban hành và phổ biến văn bản quy phạp pháp luật sẽ góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý của nhà nƣớc. Ngƣợc lại, nếu làm không tốt sẽ hạn chế kết quả hoạt động quản lý, làm giảm hiệu lực chỉ đạo

điều hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói riêng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả công tác của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc nói chung.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đến nay đƣợc xây dựng theo quy trình dựa trên Luật số 80/2015/QH13 về Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải.

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng, không làm cản trở việc thực hiện điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung của ban hành văn bản GDMN là xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục mầm non; các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực các quy định của nhà nƣớc, của bộ GD & ĐT về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và công tác

quản lý giáo dục mầm non.

Tiêu chí để phản ánh ban hành văn bản: - Số văn bản đƣợc ban hành

- Tỷ lệ văn bản hợp lý

1.2.2. Quy hoạch phát triển GDMN

Những chủ trƣơng phát triển giáo dục đƣợc quan tâm cụ thể ở nhiều lĩnh vực, trong đó có việc quy hoạch, sắp xếp mạng lƣới, quy mô cơ sở giáo dục mầm non không chỉ về số lƣợng mà còn về chất lƣợng. Quy hoạch phát triển GDMN là sự phát triển và phân bố, sắp xếp hệ thống các cơ sở GDMN phù hợp với quy mô dân số, vị trí địa lý, vùng lãnh thổ ở địa phƣơng, cho từng thời kỳ, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nƣớc kết hợp đƣợc cả trƣớc mắt với lâu dài, có tính toán các bƣớc đi cụ thể tới mức có thể và cần thiết, xác định rõ những vấn đề bức xúc, những trọng điểm đầu tƣ góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy và học của các cơ sở giáo dục mầm non.

Quy hoạch phát triển GDMN là bộ phận của quy hoạch phát triển GD&ĐT. Nó phải đáp ứng toàn bộ mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của quy hoạch nói chung. Đồng thời, phải tạo cơ sở khoa học để các nhà quản lý địa phƣơng hoạch định các chủ trƣơng, chính sách về GD&ĐT, đƣa ra các kế hoạch phát triển tối ƣu phù hợp với tiến trình phát triển của kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Nội dung của quy hoạch phát triển mang lƣới trƣờng lớp GDMN về cơ bản gồm những thành phần sau:

- Quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp

- Quy hoạch các điều kiện phục vụ yêu cầu phát triển trƣờng lớp về CSVC, trang thiết bị dạy học, chất lƣợng đội ngũ quản lý, giáo viên. - Đầu tƣ phát triển GDMN.

Tiêu chí thể hiện quá trình quy hoạch phát triển GDMN thông qua việc: - Mở rộng và mở mới diện tích; qui hoạch ổn định và phát triển hợp lý

mạng lƣới trƣờng lớp so với sự phát triển của từng khu vực dân cƣ. - Kết quả đầu tƣ xây dựng mới, xây dựng bổ sung, nâng cấp hoàn thiện

cơ sở vật chất trƣờng học, tỷ lệ đạt chuẩn đội ngũ cán bộ giáo viên so với chỉ tiêu, mục tiêu đề ra của đề kế hoạch.

- Kết quả đầu tƣ nguồn vốn cho công tác quy hoạch phát triển GDMN so với kế hoạch để ra.

Trong hệ thống trƣờng lớp của bậc học mầm non bao gồm các loại hình trƣờng lớp công lập, bán công, dân lập và tƣ thục:

- Nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên.

- Nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cƣ ở cơ sở thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và đƣợc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ.

- Nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tƣ thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc.

Quy hoạch phát triển GDMN phải dựa trên những tiêu chuẩn mà nhà nƣớc đã quy định đó là phải phù hợp với điều lệ trƣờng mầm non trong quyết định số 04/VBHN- BGDĐT [5] thể hiện chủ yếu qua một số đặc điểm sau:

Số lượng trường, cơ sở mầm non, số nhà trẻ, nhóm trẻ

- Trẻ em đƣợc tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ đƣợc quy định nhƣ sau:

 Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

 Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

 Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi đƣợc tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo đƣợc quy định nhƣ sau:

 Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;

 Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;

 Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.

Nếu số lƣợng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa nêu trên thì đƣợc tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp đƣợc giảm năm trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật.

Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lƣợng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính.

- Tuỳ theo điều kiện địa phƣơng, nhà trƣờng, nhà trẻ có thể có thêm nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đến trƣờng, đến nhà trẻ (gọi là điểm trƣờng). Hiệu trƣởng phân công một phó hiệu trƣởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp phụ trách điểm trƣờng. Mỗi trƣờng, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểm trƣờng.

Cơ sở vật chất tại các cơ sở các trường

Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Đƣợc phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị sau:

Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;

Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;

Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;

Hệ thống đèn, hệ thống quạt.

Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ bao gồm các thiết bị sau:

Giƣờng, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng miền;

Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.

Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau:

 Cho trẻ nhà trẻ: Vòi nƣớc rửa tay; Ghế ngồi bô;

Có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng; Vòi tắm;

Có thể có bể hoặc bồn chứa nƣớc.

Cho trẻ mẫu giáo: Vòi nƣớc rửa tay;

Chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái; Vòi tắm;

Bể hoặc bồn chứa nƣớc.

Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dƣới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m.

- Nhà bếp

Đảm bảo 0,3- 0,35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; đƣợc thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.

Nhà bếp có các thiết bị sau đây:

Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trƣờng; Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; Có tủ lạnh để lƣu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nƣớc sử dụng, chất lƣợng nƣớc phải đƣợc cơ quan Y tế kiểm định;

Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định; Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.

- Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu

Nhà trƣờng, nhà trẻ phải có đủ thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tài liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử dụng có hiệu quả trong nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nhà trƣờng, nhà trẻ sử dụng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non.

Nhà trƣờng, nhà trẻ phải có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu.

Đội ngũ giáo viên mầm non:

Trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sƣ phạm mầm non; Trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của nhân

viên y tế học đƣờng, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn đƣợc giao; Đối với nhân viên thủ quỹ, thƣ viện, văn thƣ, nấu ăn, bảo vệ phải đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ đƣợc giao

Tập trung nguồn lực đầu tƣ, nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách nhà nƣớc, cơ sở vật chất; là cơ sở để hiện đại hóa, chuẩn hóa các cơ sở GDMN; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đồng thời là căn cứ để bố trí, sắp xếp, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là một trong những công tác quy hoạch, phát triển GDMN. Trong bất cứ thời gian nào và hoàn cảnh nào thì đầu tƣ ngân sách của Nhà nƣớc bao giờ cũng là chủ yếu, ngân sách đó bao gồm:

- Ngân sách tỉnh và trái phiếu chính phủ.

- Ngân sách thị xã (kể nguồn sự nghiệp giáo dục) - Ngân sách xã, phƣờng

Bên cạnh ngân sách chủ yếu này cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn cho giáo dục từ mọi tổ chức, cá nhân, mọi lực lƣợng trong và ngoài nƣớc trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Cơ chế giáo dục phải có sự đổi mới để đồng bộ với cơ chế của thể chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý GDMN cấp huyện

GDMN muốn vận hành hiệu quả cần có cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế quản lý gáo dục bao gồm hệ thống các chính sách, nguyên tắc, quy chế, chế độ… quy định các mối quan hệ, cách thức vận hành các hoạt động quản lý ở các cấp giữa chủ thể và đối tƣợng quản lý trong hoạt động giáo dục [18]. Cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non thể hiện rõ ở sự phân cấp và ủy quyền giữa các cấp và chủ thể quản lý đối với đối tƣợng bị quản lý.

Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính – lãnh thổ mà ở Việt Nam hình thành các cấp chính quyền: Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện

và cấp xã. Phân cấp quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết đƣợc hiểu là phân cấp giữa trung ƣơng với chính quyền cấp tỉnh; đồng thời, còn bao hàm cả phân cấp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 30)