Tổ chức bộ máy quản lý GDMN cấp huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

9. Bố cục luận văn

1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý GDMN cấp huyện

GDMN muốn vận hành hiệu quả cần có cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế quản lý gáo dục bao gồm hệ thống các chính sách, nguyên tắc, quy chế, chế độ… quy định các mối quan hệ, cách thức vận hành các hoạt động quản lý ở các cấp giữa chủ thể và đối tƣợng quản lý trong hoạt động giáo dục [18]. Cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non thể hiện rõ ở sự phân cấp và ủy quyền giữa các cấp và chủ thể quản lý đối với đối tƣợng bị quản lý.

Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính – lãnh thổ mà ở Việt Nam hình thành các cấp chính quyền: Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện

và cấp xã. Phân cấp quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết đƣợc hiểu là phân cấp giữa trung ƣơng với chính quyền cấp tỉnh; đồng thời, còn bao hàm cả phân cấp chính quyền địa phƣơng với nhau.

Các vấn đề liên quan đến việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về GDMN tập trung chủ yếu trong Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009), Điều lệ trƣờng mầm non và qua một số nghị định, thông tƣ khác. Các văn bản này thể hiện hệ thống tổ chức quản lý giáo dục từ trung ƣơng đến cơ sở, trong đó việc quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non ở cấp thị xã đó là:

Hình 1.2. Phân cấp quản lý GDMN thị xã

- Ở cấp thị xã: UBND cấp thị xã chịu trách nhiệm trƣớc UBND cấp tỉnh về phát triển GDMN. Trong đó: Chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và thực hiện XHH giáo dục; Quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý về GD là phòng GD&ĐT. Phòng GD&ĐT quản lý các trƣờng, cơ sở UBNN thị xã UBND phƣờng, xã Phòng GD&ĐT Trƣờng MN CL Trƣờng, nhóm cơ sở NCL

môn và phối hợp với UBND huyện cho phép hoạt động giáo dục đối với các trƣờng, cơ sở GDMN.

- Ở cấp xã, phƣờng: cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tƣ thục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tƣ thục trên địa bàn hoạt động đúng quy định pháp luật, thực hiện công tác XHH giáo dục và phối hợp với phòng giáo dục quản lý các CSGDM. Nhƣ vậy, các trƣờng, cơ sở GDMN chịu sự quản lý phụ thuộc vào nhiều cơ quan, đối tƣợng khác nhau: UBND thị xã trực thuộc quản lý mọi loại hình nhà trƣờng trẻ trên địa bàn; nhóm trẻ độc lập tƣ thục chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã, phƣờng; về chuyên môn bậc học mầm non chịu sự quản lý của ngành giáo dục mà trực tiếp là phòng GD&ĐT dƣới sự chỉ đạo của UBND thị xã.

Đánh giá tổ chức bộ máy quản lý GDMN thông qua việc:

- Cơ cấu, số lƣợng đội ngũ CBCC trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc GDMN.

- Phân cấp quản lý về GDMN qua đó bố trí nhân sự để phân công giải quyết công việc, thực hiện các chính sách giáo dục là quá trình tổ chức và thúc đẩy các hoạt động áp dụng các chính sách vào cuộc sống nhằm tạo kết quả thực tế thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo; tạo mối liên hệ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp và liên kết các hoạt động giữa các cấp, các bộ phận có đảm bảo hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)