1.3. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên dạy nghề tại các
1.3.3.8. Thanh tra, kiểm tra và xử lý hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực giáo
giáo viên các Trường Trung cấp chuyên nghiệp.
Thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phịng ng a và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thanh tra giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về dạy nghề
- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; qui chế chuyên môn, qui chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các qui định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp ở các cơ sở dạy nghề;
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo qui định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ng a và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo qui định của pháp luật về chống tham nhũng;
Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và qui định của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, hoàn thiện các quy định về mở ngành đào tạo, tuyển sinh, đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, khắc phục những bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và giải quyết các vấn đề phát sinh chưa được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật.
Tiểu kết chương 1:
Thứ nhất: luận văn đã thiết lập được cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu về phát triển
NNLGV là:
- Đề cập đến khung lý thuyết về nhà trường TCCN về giáo viên và NNLGV; đặc biệt, nêu ra được “những yêu cầu đối với người GV và NNLGV trong bối cảnh đổi mới GDNN”. Đó chính là mục tiêu mà hệ giải pháp phát triển NNLGV phải hướng tác động để đạt được. Đồng thời, với việc phân tích chi tiết những nội dung phát triển NNLGV làm cơ sở cho luận văn đề ra hệ giải pháp.
- Nội dung phát triển NNLGV là sự thống nhất hữu cơ trên các mặt: Xây dựng thể chế quản lý nguồn nhân lực giáo viên; quy hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực giáo viên; tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đãi ngộ, khích lệ, động viên nguồn nhân lực giáo viên; thanh tra, kiểm tra và xử lý hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực giáo viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp. Do vậy, để đảm bảo tính hệ thống, các nhóm giải pháp cần được xây
dựng đồng bộ trên cả các mặt, trong đó nghiên cứu trọng tâm là “phát triển nguồn nhân lực”; vấn đề ưu tiên là “nâng cao phẩm chất, năng lực GV theo yêu cầu đào tạo”.
Thứ hai: Kết quả nghiên cứu về “các bước tiếp cận nội dung phát triển NNLGV”,
đã xác lập cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng, tính tốn các chỉ số lượng hóa của hệ giải pháp và xử lý kết quả khảo nghiệm. Đó là nội dung sẽ được giải quyết tiếp tục ở chương 2 và 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM