Trung cấp chuyên nghiệp.
Chính sách không chỉ giữ vai trò định hướng mà còn tạo khuôn khổ pháp lý, tạo động lực và điều chỉnh hành vi, hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường Trung cấp hiện nay. Do đó chính sách cần phải cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế.
2020. Ví dụ:
+ Về các chính sách tuyển dụng, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh chưa xoá bỏ phân biệt “giáo viên trong biên chế” và “giáo viên hợp đồng”.
+ Các khoản thu nhập chính đáng khác (ngoài tiền lương) của đội ngũ GVDN và cán bộ quản lý chưa tương xứng; gần đây nhất là UBND Thành phố Hồ Chí Minh xin Trung ương cho cơ chế được sử dụng ngân sách của thành phố tăng thu nhập bổ sung cho cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có GVDN) của TP HCM (vì so với các tỉnh thành khác thì TPHCM khối lượng công việc phải giải quyết quá lớn cho một cán bộ, viên chức cùng vị trí việc làm, nhưng thu nhập theo qui định khống chế bằng nhau là chưa hợp lý). + Chính sách thu hút nhà giáo là người Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ...ở Thành phố Hồ Chí minh, chỉ d ng lại ở Đại học Quốc gia TPHCM chứ chưa triển khai xuống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cụ thể ở 8 trường công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý trước đây và hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng nghề thực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý cũng chưa có.
+ Về phân cấp quản lý đối với đội ngũ GVDN và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN và cán bộ quản lý GDNN; hiện nay cần tăng cường hơn nữa quyền tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tập trung đầu mối, tăng cường chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp;
+ Về chính sách đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế trong phát triển đội ngũ GVDN và cán bộ quản lý GDNN; về khen thưởng, xử lý vi phạm, khiếu tố và giải quyết yếu tố liên quan đến đội ngũ GVDN và cán bộ quản lý GDNN chưa triển khai mạnh mẽ.
2.5.2. Qui hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020,
Thông qua quy hoạch nguồn nhân lực cho ngành GDNN, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao được huy động t nhiều nguồn khác nhau; Ví dụ: trong những năm v a qua, ngành GDNN đón nhận rất nhiều lao động khối ngành Kỹ thuật Công nghệ và Kinh tế - Tài chính t doanh nghiệp sang làm giáo viên giảng dạy ở các trường nghề, trong số đó có rất nhiều người đã có học vị thạc sĩ chuyên ngành. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở GDNN thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực ti n của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các lĩnh vực khác; thông qua chương trình hỗ trợ của nhiều nước, trong đó có Cộng hòa Bỉ - dạy học theo phương pháp tiếp cận năng lực; hoặc Singapore; Ví dụ các trường: Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Nguy n Hữu Cảnh liên kết với trường Singapore Polytechnic (SP) qua sự tài trợ của tổ chức Temasek Foundation Singapore, qua đó triển khai 2 ngành đào tạo tiên tiến quốc tế (IT và Mechatronic) trao đổi học thuật về giáo viên giữa hai đơn vị trường học và doanh nghiệp... các trường đã hợp tác, liên kết với hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn trong nước về nhu cầu lao động trong t ng ngành nghề và được cung cấp cơ sở vật chất đào tạo cho các trường để học sinh có điều kiện thực tập.