Dự báo phát triển nguồn nhân lực giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập trên địa bàn tp HCM (Trang 78)

Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình,

v a phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. (Quyết định số

630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020; Ngày 29/5/2012) Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 có 77.000 giáo

viên dạy nghề (trong đó có khoảng 25.000 người dạy trong các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập), trung cấp nghề 31.000 người, dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy nghề) là 18.000 người. (Nguồn: Quy hoạch phát triển

nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, do Trung Tâm Hỗ Trợ Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cung cấp)

- Những yêu cầu về đổi mới và phát triển dạy nghề nói trên địi hỏi phải tăng cường công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng.

- Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; đạt tiêu chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Theo Quyết định 3036 của Chủ tịch UBND TPHCM về tiêu chí trường tiên tiến theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế tại TPHCM; trong đó Giáo viên Trung cấp nghề được xác định theo tiêu chuẩn sau: 100% có trình độ chun mơn Đại học chun ngành, trong đó có 10% trình độ thạc sĩ chun ngành trở lên; 100% có nghiệp vụ sư phạm; 100% giáo viên chuyên ngành đạt trình độ B1 trong đó có 50% đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu; 100% giáo viên khơng chun ngành cơng nghệ thơng tin đạt trình độ Tin học IC3 (hoặc tương đương).

Để đảm bảo được chất lượng cho cơng tác đào tạo nghề thì việc đảm bảo đủ số lượng giáo viên là một trong những điều kiện cần thiết, với tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên

số lượng học sinh ở mức 1/20 và 10% trong tổng số giáo viên trong các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học. Định hướng đến năm 2020 thì 30% số lượng giáo viên trong các trường trung cấp nghề có trình độ sau đại học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đảm bảo được 50% số lượng giáo viên sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng.

- Chuyển t chương trình dạy nghề theo mơn học sang chương trình dạy nghề theo mơđun, do đó giáo viên phải chuyển t dạy lý thuyết hoặc dạy thực hành sang v a dạy lý thuyết v a dạy thực hành;

3.3 Các giải pháp hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực giáo viên c a các trường trung cấp

chuyên nghiệp công lập trên địa bàn TPHCM

GVDN giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy nghề, là động lực, là một nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta. Đầu tư phát triển GVDN có thể coi là đầu tư “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, phải đặt việc đổi mới cơ chế chính sách thu hút và đãi ngộ GVDN là một trọng tâm trong khâu đột phá về chất lượng dạy nghề

3.3.1. Xây dựng qui hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên

Thực hiện cơng tác qui hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện GDNN đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần phải lập qui hoạch phát triển đội ngũ, vì đây là quy trình hết sức quan trọng trong cơng tác kế hoạch hóa đội ngũ nhất là đội ngũ cán bộ quản lý và ĐNGV, làm tốt cơng tác này thì việc sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, mi n nhiệm chủ động và đạt hiệu quả cao.

Hàng năm rà soát và lập kế hoạch, qui hoạch định biên định kỳ trình cấp trên xem xét và phê duyệt chỉ tiêu đội ngũ. Qua việc rà soát nắm bắt nhu cầu thực tế của t ng đơn vị để kịp thời bổ sung nhân lực đảm bảo tiến độ và chất lượng trong hoạt động quản lý.

Qui hoạch phải được thực hiện thật sự dân chủ, công khai minh bạch nhằm chuẩn bị để có một đội ngũ đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, phù hợp với môi trường công việc, đảm bảo tốt về cơ cấu độ tuổi và cơ cấu về giới trong thời gian dài hạn.

Khi có cơ cấu NNLGV hợp lý sẽ làm thay đổi trạng thái mất cân đối của các yếu tố thuộc cơ cấu, mà sự thay đổi đó cũng sẽ đem đến cho GDNN ở TPHCM khắc phục được việc thiếu GV các ngành mũi nhọn, ngành đặc thù, ngành đào tạo mới. T đó, tạo ra thế độc đáo của mơi trường NNLGV, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đảm bảo tính hợp lý, cân đối, hồn chỉnh trong cơ cấu NNLGV là một vấn đề khó khơng chỉ ở các trường TCCN ở TPHCM, mà cái khó này cịn mang tính phổ biến trong các cơ sở GDNN Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nếu giải quyết tốt bài toán cơ cấu NNLGV sẽ đảm bảo sự năng động của một bộ máy, một đội ngũ; khắc phục được tình trạng yếu và thiếu GV hiện nay. Đồng thời, tạo động lực cho GV phát triển - nhân tố quan yếu nhất nâng cao chất lượng NNLGV và chất lượng GDNN.

Công tác quy hoạch phải làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền t BGH đến trưởng đơn vị khoa, tổ BM của các trường có nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò quyết định của việc qui hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ của các trường, t đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác qui hoạch phát triển và sử dụng hợp lý ĐNGV.Với mục tiêu là lựa chọn được những GV thực sự có đức, có tài, có khả năng thực hiện và quản lý công việc để đưa vào nguồn kế cận, dự bị, t ng bước giao nhiệm vụ t công tác giảng dạy ở tổ

chuyên môn, tham gia cơng tác đồn thể, đến cơng tác quản lý để có kế hoạch đưa đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, bồi dưỡng nâng cao về trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị.

Xây dựng cơ cấu ĐNGV hợp lý hướng tới đạt được hai tiêu chí: (1) Có chất lượng đảm bảo cho thương hiệu tầm khu vực; (2) Có hiệu quả dựa vào hiệu suất đáp ứng các nhu cầu đào tạo của TPHCM và khu vực.

Để công tác tổ chức tại các trường thực hiện qui hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên, giải pháp này phải được thực hiện mang tính đồng bộ t cấp quản lý cao xuống các cấp quản lý chuyên môn. Trong khi thực hiện, phải bám sát thực trạng số lượng ĐNGV của

t ng khoa, tổ BM đã được nêu ra tại mục 2.4.3; đồng thời, dựa vào qui mô HS, qui hoạch nhu cầu GV của mỗi khoa, tổ BM theo qui mô phát triển của các trường. Mặt khác, BGH các trường cần phải quan tâm đến các yếu tố sau để hạn chế, khắc phục dần những bất cập hiện tại:

- Thứ nhất: Việc xây dựng kế hoạch thực hiện cơng tác qui hoạch phải đảm bảo được tính liên tục phát triển và trẻ hóa ĐNGV để khơng xảy ra tình trạng hẫng hụt về đội ngũ nhất là ở những ngành, những BM đang khan hiếm GV.

- Thứ hai: Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng ĐNGV cho t ng giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phải được tính tốn trên cơ sở xác định hướng phát triển các ngành nghề đào tạo mới, các học phần mới của các trường. Trong đó, việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nhất thiết phải thực hiện một cách khách quan, áp dụng phương pháp dự báo khoa học trên cơ sở khảo sát thực trạng sự phát triển kinh tế xã hội của TP HCM.

Hàng năm, thơng qua rà sốt ĐT, BD và hoạt động thực ti n nỗ lực phấn đấu cá nhân để có thơng tin thực hiện qui hoạch: cảnh báo, nhận xét, đánh giá, luân chuyển, phát hiện bổ sung nguồn cho công tác qui hoạch đội ngũ kế cận. Cần khắc phục tư tưởng ngại khó hoặc hình thức trong qui hoạch, phải đảm bảo qui hoạch sát với thực tế của các nhà trường để có tính khả thi cao, chúng tơi đề xuất qui trình sau:

Quy trình được tiến hành chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ và cơng khai minh bạch trong tập thể cấp ủy, BGH nhà trường, hội đồng sư phạm...

+ Bước 1: Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ t ng đơn vị;

+ Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn cho t ng chức danh qui hoạch, bám sát vào Chuẩn vị trí cơng việc.

+ Bước 3: Lập qui hoạch, theo dõi, nhận xét, đánh giá để điều chỉnh qui hoạch cho phù hợp với t ng giai đoạn;

+ Bước 4: Dân chủ công khai và tạo điều kiện cho CB, GV, CNV tham gia giới thiệu và giám sát, ngăn ng a những tiêu cực trong công tác tổ chức;

+ Bước 5: Gắn kết qui hoạch với công tác ĐT, BD.

Lưu ý có một số vấn đề cần tránh trong cơng tác xây dựng qui hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực giáo viên của các trường như: quá chú trọng việc dựa vào kinh nghiệm lâu năm để lập qui hoạch, dẫn đến chất lượng thật sự khơng chính xác; chưa chú trọng tới đội ngũ giáo viên trẻ vì cho rằng chưa nhiều kinh nghiệm, đây là hạn chế bởi nhiều khi đội ngũ giáo viên trẻ có năng lực, có trình độ, có khả năng học hỏi và cập nhật

nhanh, tâm huyết nhưng lại không vượt qua được những người đi trước, là những GV có tuổi làm việc lâu năm hơn mình.

3.3.2. Hồn thiện các tiêu chuẩn và qui trình tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực giáo viên dạy nghề

3.3.2.1 Xây dựng quy trình tuyển dụng giáo viên dạy nghề hợp lý

Số lượng ĐNGV khơng chỉ thể hiện tình trạng thiếu, đủ hay th a, mà còn biểu hiện về mặt định lượng của chất lượng tổng thể ĐNGV. Trong định hướng phát triển của các trường, số lượng ĐNGV còn tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Do vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn và qui trình tuyển dụng đủ về mặt số lượng, đảm bảo chất lượng, và sắp xếp sử dụng hợp lý ĐNGV sẽ có ý nghĩa quan trọng t yêu cầu tổ chức tập thể sư phạm mà nhiệm vụ đổi mới GDNN đặt ra.

T thực trạng số lượng ĐNGV của trường đang thiếu, và không ổn định như đã nêu ở mục 2.3 của luận văn, nên mục tiêu quan trọng là nhà trường phải thực hiện tốt cơng tác soạn thảo bộ tiêu chuẩn, qui trình về tuyển dụng và tuyển chọn GV hướng tới:

+ Tuyển dụng GV trình độ trên chuẩn

+ Tuyển chọn mời giảng theo phương thức hợp đồng GV t trong và ngoài nước, những người đã nghỉ hưu, chuyên gia giàu kinh nghiệm tham gia vào hoạt động GDNN để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường. Thêm nữa là, hợp đồng mời giảng lực lượng chuyên gia giàu kinh nghiệm có ràng buộc sẽ thực hiện việc chia sẽ kinh nghiệm, bồi dưỡng

cho ĐNGV tại chỗ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, t đó nâng dần chất lượng chung của các trường.

Các ứng viên dự tuyển phải là những người tốt nghiệp ĐH chính qui đúng ngành cần tuyển. Đối với những ngành khoa học ứng dụng, tốt nghiệp phải đạt loại khá trở lên và có kết quả học tập các mơn sẽ giảng dạy đạt loại giỏi trở lên. Ưu tiên cho những người đã có học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Đồng thời, các trường cần quan tâm và chỉ tuyển dụng những GV thực sự có nhu cầu làm nghề dạy học, có tâm huyết với cơng việc và gắn bó với nghề nghiệp.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV dạy nghề.

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của BGD&ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt

Nam.

+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Đối với hình thức thi tuyển, cần cơng bố các tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra cho các ứng viên biết trước để họ có thời gian chuẩn bị, có điều kiện

bộc lộ và phát huy lợi thế khả năng của mình trong việc đáp ứng yêu cầu tuyển dụng; t đó, nâng cao được chất lượng hiệu quả của cơng tác tuyển dụng.

Có kế hoạch mang tính chiến lược để tuyển dụng ĐNGV v a đáp ứng yêu cầu trước mắt, v a đảm bảo định hướng phát triển lâu dài của các trường.

Thực hiện đúng cơ chế phân cấp, quản lý; tăng quyền chủ động cho khoa, tổ chun mơn sử dụng GV.

Các trường cần có cơ chế chính sách đãi ngộ để thu hút GV có trình độ cao, có khả năng phát triển, phù hợp với công tác đào tạo ngày càng mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.

Hội đồng tuyển dụng là những thành viên có đủ năng lực tuyển dụng đủ loại hình GV v a dạy được chuyên ngành rộng v a dạy chuyên sâu một chuyên ngành; có năng lực dạy tốt về lý thuyết và có năng lực hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm, thực tập trong điều kiện các trường đang phát triển theo qui mô đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực.

3.3.2.2. Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng giáo viên dạy nghề

- Việc sử dụng NNLGV địi hỏi v a đảm bảo tính khoa học, v a là nghệ thuật trong quan hệ đối xử, trong phân cơng giao việc và đánh giá thì mới qui tụ được sức mạnh tổng hợp hướng đến mục tiêu nhiệm vụ chính trị. Muốn vậy, trong chính sách sử dụng, những người quản lý ở các trường cần phải quan tâm bố trí sử dụng GV đúng chuyên ngành đào tạo, kết hợp theo dõi để phát hiện năng khiếu hoặc các khả năng về trình độ khác nhằm khai thác tốt tiềm lực của GV vào các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ.

- Để thu hút được GV giỏi, các trường phải vận dụng tốt những qui định về tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP; nhằm tạo ra cơ chế tài chính tính được, tính hết những lao động mà GV đã bỏ ra không chỉ cho việc lên lớp mà cịn cơng sức chuẩn bị bài giảng, những việc làm đổi mới PPDH, viết tài liệu tham khảo, làm NCKH,…nghĩa là

phải tính cơng bằng, rõ ràng, tương xứng với năng lực và hiệu quả cơng việc.

- Các trường cần có chính sách cụ thể thỏa đáng trọng dụng để đảm bảo GV có mức thu nhập hợp lý, được làm việc trong mơi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và được tôn vinh xứng đáng. Nghiên cứu sử dụng tốt cơ chế hợp đồng dài hạn để tăng nhanh số lượng GV nhằm mau chóng đảm bảo tỉ lệ HS/GV hợp lý đối với t ng ngành đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập trên địa bàn tp HCM (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)