Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập trên địa bàn tp HCM (Trang 94 - 98)

3.3. Các giải pháp hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực giáo viên của các

3.3.5. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng độ

đội ngũ giáo viên dạy nghề

Thực hiện nghiêm việc rà soát chất lượng ĐNVG; xử lý kiên quyết, triệt để những trường hợp không đảm bảo các u cầu chun mơn, trình độ chun mơn để tạo động lực cho đội ngũ phấn đấu tích cực. Thực tế cho thấy khi GV đã được nhận vào đơn vị ít có sự thay đổi vị trí cơng việc, hiếm có trường hợp bị xử lý do khơng hồn thành nhiệm vụ, vì vậy tạo ra sức ì rất lớn, giảm ý chí phấn đấu và nỗ lực học tập của cá nhân, trong khi đó yêu cầu của xã hội ngày càng cao, khoa học cơng nghệ ngày càng phát triển, nó địi hỏi con người phải khơng ng ng học tập và cập nhật thông tin, mới theo kịp và đảm đương được nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất trong mơi trường luôn biến động.

Đối với cá nhân GV: Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện tốt làm cơ sở cho việc xét thi đua, khen thưởng, đề bạt, thăng tiến...

Đối với nhà trường: Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện tốt làm cơ sở đo lường chất lượng hoạt động đào tạo, cạnh tranh và phát triển hội nhập.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá là hoạt động rất cần thiết đối với ĐNGV, qua kết quả thanh tra, kiểm tra giúp cho các cấp quản lý nắm bắt rõ hơn những ưu điểm và những hạn chế, những thuận lợi và khó khăn của đơn vị, t đó tìm ra được nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.

Kiểm tra, đánh giá là công cụ đo lường hiệu quả cơng việc, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, kết quả kiểm tra, đánh giá giúp BGH các trường phân loại được ĐNGV, kịp thời biểu dương, khen thưởng những GV hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời có kế hoạch giúp đỡ những GV còn hạn chế nhất định và có biện pháp nghiêm khắc xử lý đối với những GV vi phạm quy định làm ảnh hưởng tới uy tín của tập thể và cá nhân.

Kiểm tra, đánh giá ĐNGV là hoạt động thu thập thông tin, di n biến về tư tưởng, hoạt động của GV, giúp cho các cấp quản lý phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, tạo điều kiện cho ĐNGV luôn luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc. Kết quả kiểm tra, đánh giá ĐNGV là thước đo minh chứng năng lực, trình độ, kết quả cơng tác, phẩm chất đạo đức,... Và là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách.

Đổi mới cơng tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo chuẩn, mà mục đích cơ bản của chuẩn là GV tự đánh giá bản thân để t đó hồn thiện, phát triển năng lực cá nhân. Chuẩn GV cũng là căn cứ để nhà quản lý thực hiện đánh giá, xếp loại GV, phục vụ cơng tác bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, mi n nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất thực hiện chế độ, chính sách đối GV. Đây cũng là căn cứ để nhà trường xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực ĐNGV.

Để giữ vững và nâng cao chất lượng ĐNGV cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá GV theo phương châm:

- Mọi hoạt động của ĐNGV phải được kiểm tra, đánh giá. Tăng cường việc khảo sát ý kiến nhận xét, đánh giá của HS đối với GV để có được “liên hệ ngồi” giúp họ điều

chỉnh hoạt động giảng dạy. Q trình thực hiện phải có thống kê kết quả, kết luận, đánh giá cụ thể, rõ ràng để đạt mục đính là nâng cao chất lượng của ĐNGV.

- Cần đổi mới phương thức, công cụ công tác kiểm tra, đánh giá ở các đơn vị sao cho phù hợp với chủ trương phân cấp trong quản lý của nhà trường. Phòng thanh tra ở các trường cần xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra, đánh giá cụ thể và sát thực tế ở đơn vị.

- Thay đổi nhận thức của thanh tra viên và đối tượng được thanh tra là khâu thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động thanh kiểm tra như: kiểm tra chun mơn, kiểm tra hành chính, trong đó trọng tâm là nhằm đánh giá đúng thực chất mức độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, năng lực sư phạm và phẩm chất đội ngũ, khắc phục bệnh thành tích trong kiểm tra đánh giá nhà trường và GV. Chấn chỉnh nề nếp kỷ cương, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử và bệnh nể nang, thành tích trong giáo dục.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể t ng chi tiết, chu kỳ kiểm tra định kỳ, thường xuyên và đột xuất, phát hiện những hoạt động thực hiện chưa đúng để có hướng khắc phục.

Xây dựng chuẩn kiểm tra cho t ng hoạt động, đây là căn cứ cơ sở để thanh tra viên cũng như đối tượng được thanh tra đo lường hiệu quả công việc được kiểm tra.

Tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá toàn diện, chuyên đề tất cả các hoạt động của GV và đơn vị khoa, tổ BM.

Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá phải có kết luận chỉ rõ những mặt mạnh và những hạn chế để tăng hiệu quả của công tác quản lý cũng như chất lượng công tác của ĐNGV. T kết quả kiểm tra, đánh giá t ng GV có ý thức tự bồi dưỡng bản thân; các đơn vị khoa, tổ BM rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong tương lai, khơi gợi sự hỗ trợ lẫn nhau trong tập thể; BGH các trường đánh giá được sự mất cân đối trong cơ cấu ĐNGV để có giải pháp tháo gỡ.

Các thành viên trong đồn thanh tra, kiểm tra phải được tập huấn các chuẩn kiểm tra và có phân cơng nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng để thực hiện công tác kiểm tra chính xác, cơng bằng, khách quan, kết quả mang lại định hướng phát triển cho ĐNGV.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực giáo viên các trường Trung cấp nghề, qua đó xác định các trường có đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu ngành nghề; đảm bảo trình độ chun mơn; giáo viên trung cấp chun nghiệp có trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm theo quy định, có trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học tương ứng với nhiệm vụ được giao.

Việc phân cơng giảng dạy phù hợp với trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên và các hình thức đào tạo của nhà trường. Có kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng mục tiêu đào tạo; có chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Hằng năm, nhà trường có tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; có giáo viên tham gia và đạt giải trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố hoặc cấp ngành trở lên trong 05 năm gần đây.

Có kế hoạch và phương pháp đánh giá chất lượng giảng dạy, chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy để thực hiện các chính sách cho giáo viên.

Thực hiện nghiêm túc việc khen thưởng và kỷ luật; chú trọng việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Tổ chức hội thảo, tọa đàm về công tác kiểm tra, đánh giá để ĐNGV thơng hiểu chủ trương, chính sách của GDNN, của nội bộ các trường trong thực hiện đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy nghề. T khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện cho đến kiểm tra, đánh giá là một qui trình thống nhất chặt chẽ. Như vậy, đổi mới PPDH phải tiến hành một cách đồng bộ t nội dung chương trình, PPDH, NCKH cho đến kiểm tra, đánh giá kết quả hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá xếp loại năng lực GV hàng năm để trên cơ sở đó, có căn cứ khách quan cho việc đề nghị luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm GV; đồng thời, thực hiện việc sàng lọc, chấm dứt hợp đồng, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi; chuyển vị trí cơng tác; giải quyết thôi việc một lần đối với GV yếu kém về phẩm chất đạo đức, về năng lực giảng dạy, về năng lực NCKH,…Nếu kiểm tra, đánh giá sai nể nang, qua loa sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, gây tác hại lớn hơn trong việc bố trí, sử dụng ĐNGV. Có như vậy, mới làm cho tập thể sư phạm nhận thức rằng đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầu bức

thiết của mỗi cá nhân, của các trường và của ngành GDNN theo xu hướng phát triển và hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập trên địa bàn tp HCM (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)