Xác định nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập trên địa bàn tp HCM (Trang 87 - 93)

3.3. Các giải pháp hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực giáo viên của các

3.3.3.2. Xác định nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Đối với các trường TCCN

ở TPHCM

, xuất phát t thực trạng NNLGV đã được nêu ra trong chương 2, chúng tơi xác định, sẽ có 3 loại nhu cầu ĐT, BD đối với GV trong giai đoạn hiện nay:

- Loại nhu cầu thứ nhất, chúng tơi gọi là nhu cầu đạt chuẩn trình độ: cần ĐT, BD

GV tiềm lực chuyên môn để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt và tiêu chuẩn chất lượng cán bộ theo chức danh GV, đạt tỉ lệ chuẩn của điều lệ trường TCCN. Cụ thể, có những “tốp” GV cần bồi dưỡng tiềm lực chuyên môn như sau:

+ Ở 04 trường TCCN

cơng l

ập ở TPHCM

, có 54 người (chiếm 13,7%) cần phải bồi dưỡng đặc biệt về năng lực chuyên môn;

+ Bốn trường TCCN công lập đã lấy mẫu khảo sát ở TPHCM đang còn tới khoảng 95 GV chưa có bằng sau ĐH. Số lượng cần đào tạo thạc sĩ không lớn nhưng các GV trẻ cũng cần được liên tục và luân phiên đi đào tạo nâng tiềm lực chuyên môn cho họ; đồng thời, tạo nguồn cho đào tạo cấp cao hơn;

+ Cán bộ quản lý ở các trường có 15/35 trưởng khoa và trưởng BM chỉ có trình độ thạc sĩ (thậm chí có 8 trưởng khoa và trưởng BM chỉ trình độ cử nhân), cần được ưu tiên ĐT nâng cấp để có đủ năng lực lãnh đạo chun mơn. Khơng những thế, trong vài năm tới cần phải đào tạo nguồn cho cấp trưởng khoa, trưởng BM có bằng Thạc sĩ, ít nhất là 54 người (kể cả đương chức và người kế cận).

- Loại nhu cầu thứ hai, chúng tôi gọi là nhu cầu đạt chuẩn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; đó là: bồi dưỡng năng lực sư phạm cho các GV mới, GV ngoài ngành sư

phạm để nâng cao kỹ năng sử dụng các PPDH cũng như xử lý các tình huống sư phạm nói chung của NNLGV, góp phần thay đổi chất lượng dạy nghề.

+ Hiện GV của 04 trường TCCN cơng lập trên địa bàn TPHCM có 395 người cần phải được bồi dưỡng và hoàn thành ngay chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để họ thực thi các nhiệm vụ sư phạm mới mà các trường đã đề ra như: thay đổi PPDH, cải tiến

bài giảng, rút ngắn thời gian giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học... Họ là những “đầu tàu”, là lực lượng chính trong cơng cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN hiện nay.

- Loại nhu cầu thứ ba, chúng tôi gọi là nhu cầu đạt chuẩn V đầu đàn, nhằm chủ động đào tạo nguồn GV có chất lượng cao, củng cố hình ảnh, thương hiệu cho mỗi trường TCCN.

Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung ĐT, BD cho GV ở trường TCCN

ở TPHCM

là rất đa dạng và phong phú (xem sơ đồ 3.1). Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu cần ĐT, BD NNLGV (đã nêu ra t mục 3.3.3.2 trên đây) và điều kiện thực tế của các trường TCCN

ở TPHCM

; theo chúng tôi, cần tập trung chủ yếu vào hướng chuẩn hóa chức danh mà người GV đang giữ trong ngạch, bậc viên chức; đồng thời, nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực người GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.

Sơ đồ 3.1: Những nội dung cơ bản về ĐT, BD NNLGV TCCN

ở TPHCM

- Nội dung ĐT, BD cụ thể:

+ Đào tạo ĐNGV về kiến thức chuyên ngành và kiến thức cơ bản đạt chuẩn và vượt chuẩn.

+ Bồi dưỡng cập nhật các kiến thức về lý luận chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, kiến thức hội nhập quốc tế.

+ Bồi dưỡng kiến thức về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. + Bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ.

- Tổ chức đa dạng hình thức ĐT, BD:

+ Đào tạo cơ bản ban đầu: Là hình thức đào tạo bài bản, chính quy, mang tính kế hoạch nguồn nhân lực đảm bảo dài hạn. Để có ĐNGV đủ năng lực, cần xây dựng nguồn kế lâu dài và phải được đưa đi đào tạo cơ bản.

+ Tự bồi dưỡng kiến thức: Đây là hình thức bồi dưỡng có tính chất lâu dài, thường xun và hiệu quả phù hợp với yêu cầu học tập suốt đời. Tự bồi dưỡng nhằm giúp cho ĐNGV nâng cao ý thức tự giác, tự học, tự tìm tịi sáng tạo t đó vận dụng một cách phù hợp vào thực ti n hoạt động cá nhân và của đơn vị mình cơng tác.

+ Tổ chức hội thảo, tọa đàm học tập trao đổi kinh nghiệm: Đây là hình thức tổ chức các hoạt động giao lưu, giao ban luân phiên giữa các khoa, tổ BM trong năm học nhằm mở rộng mối quan hệ, sự hiểu biết, quan tâm chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau.

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp

Vấn đề mấu chốt là tạo điều kiện cho người GV r n luyện thái độ đúng đắn. Theo chúng tôi, thái độ của một GV gồm: thái độ đối với tổ quốc, dân tộc; thái độ đối với chế độ; thái độ đối với môi trường sống, xã hội - thời đại; thái độ đối với nghề nghiệp; thái độ đối với người khác; và thái độ đối với bản thân.

Muốn vậy, người GV cần phải thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, xác lập

bản lĩnh chính trị vững vàng; tin tưởng và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng XHCN, cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hiểu đúng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc XHCN; kiên quyết đấu tranh chống những luận điệu sai trái, thù địch với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước, chống chủ nghĩa cơ hội. Trước mắt, 04 trường TCCN

công l

ậpở TPHCM

cần tổ chức cho khoảng 51 GV đang giữ cương vị lãnh đạo, quản lý tham gia học tập chương trình lý luận chính trị trung, cao cấp; chương trình bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng.

Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho GV và cán bộ quản lý

Căn cứ vào nhu cầu được đưa ra mục 3.3.3.2 trên đây, hai đối tượng cần được ưu tiên đào tạo nâng cao tiềm lực, đó là các GV trẻ chưa qua cao học và các trưởng khoa, trưởng BM chưa có bằng thạc sĩ. Vì vậy, vấn đề nâng cao trình độ của GV nói chung rất cần sự can thiệp một cách cụ thể của các cấp lãnh đạo ở t ng trường, khoa và BM. mấy vấn đề mà lãnh đạo và các cấp quản lý mỗi trường cần tập trung chỉ đạo:

- Thứ nhất, phải có qui định, qui chế về bằng cấp đối với GV và cán bộ quản lý phải

đạt được; muốn vậy, cần tạo điều kiện để họ được đi đào tạo (hỗ trợ tài chính, người đảm nhận cơng việc thay thế ở khoa, BM).

- Thứ hai, việc đào tạo cấp bách và với số lượng đơng chỉ có thể dựa vào các hình

thức đào tạo trong nước. Cần chỉ đạo các đơn vị v a tăng tốc đưa GV đi đào tạo, v a lựa chọn hình thức đào tạo sao cho phù hợp với hồn cảnh cơng tác của GV và điều kiện kinh phí của t ng trường.

- Thứ ba, bên cạnh việc đào tạo trong nước, cần tranh thủ tìm kiếm các học bổng

đào tạo ngoài nước. Về vấn đề này, các trường cần có những chiến lược cụ thể như sau: (i) Chiến lược ĐT, BD ngoại ngữ: mỗi trường cần có một chính sách đào tạo ngoại ngữ rõ ràng và bắt buộc đối với NNLGV trong diện bồi dưỡng nâng cao tiềm lực. Trường nào chưa có trung tâm ngoại ngữ mạnh thì gởi đào tạo một nhóm GV ngoại ngữ để thành lập “Nhóm GV ngoại ngữ nịng cốt” để làm nhiệm vụ trên;

(ii) Chiến lược khai thác hợp tác các học bổng đào tạo: các phòng chức năng khai thác tối đa các học bổng nhà nước và TPHCM, các chương trình hợp tác để giới thiệu về cho các đơn vị.

(iii) Chiến lược vận động các nguồn kinh phí đào tạo ngồi kế hoạch: các phịng nghiên cứu khoa học của mỗi trường nên thành lập một nhóm với những thành viên là các “ứng cử viên” trẻ thuộc diện đào tạo t các đơn vị tự nguyện cộng tác, chuyên khai thác các học bổng nước ngoài trên mạng để giới thiệu về các đơn vị đào tạo của trường. - Kết hợp NCKH với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên

Về phương diện tổ chức, phải có cơ chế v a khuyến khích v a bắt buộc GV làm cơng tác NCKH. Để làm tốt điều đó, các trường và GV tập trung giải quyết các yếu tố then chốt sau đây:

- Thứ nhất, xây dựng qui chế quản lý hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ,

gắn hoạt động khoa học, công nghệ trong các trường với thực ti n đời sống. Cụ thể:

(i) Khuyến khích các đơn vị kết hợp với địa phương, các đơn vị ngồi xã hội có liên quan đến chuyên ngành thực hiện các đề tài nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tế nơi đó;

(ii) Định ra tiêu chuẩn đạt thành tích trong khoa học như là một tiêu chí đánh giá bắt buộc đối với GV; đây là cơ sở quan trọng để đánh giá GV trong thi đua, đề bạt..;

(iii) Bên cạnh những biện pháp trên, các trường cũng phải tính đến hình thức nhắc nhở GV khi cả năm trời khơng có một cơng trình khoa học nào, nhất là các GV có thâm niên cao hoặc có bằng cấp sau ĐH.

- Thứ hai, hàng năm các trường cần tổ chức nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành,

tạo điều kiện cho GV có cơng trình khoa học và đặc biệt là các đồng nghiệp ở các trường TCCN ở TPHCM giao lưu, trao đổi khoa học với nhau.

Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên

- Căn cứ t nhu cầu cần bồi dưỡng đối với NNLGV các trường TCCN ở TPHCM đã nêu ra mục 3.3.3.2 của luận văn, chúng tôi cho rằng, tiến hành bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm dạy nghề sẽ theo 3 cấp độ sau:

+ Cấp độ 1: Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tâm lý học và lý luận dạy học để GV biết kiến thức về đối tượng mình dạy và về quá trình dạy học. Đối tượng là các GV trẻ khơng tốt nghiệp t các trường sư phạm;

+ Cấp độ 2: Bồi dưỡng kiến thức về PPDH tích cực. Cơng việc này không chỉ bồi

dưỡng lý thuyết mà cả vấn đề thực hành đối với GV, ai cũng có giờ dạy trên lớp, cho nên các đơn vị cần tổ chức dự giờ lẫn nhau, góp ý. Mọi việc phải hồn thành bước đầu trong một năm học. Đối tượng là tất cả mọi GV.

+ Cấp độ 3: Tổ chức trao đổi, tổng kết tđơn vị đến hội thảo tồn trường.

Chúng tơi nói đến ba cấp độ khơng có nghĩa là sau đó sẽ khơng làm nữa. Cơng việc tổ chức dự giờ và trao đổi trong BM cần được duy trì hàng năm để khẳng định tính chun nghiệp cho tồn thể NNLGV trong vấn đề sử dụng các PPDH.

- Về cơ chế thực hiện:

hoạt động tư vấn và bồi dưỡng GV cấp trường (bao gồm những GV đầu đàn, có kinh nghiệm) do một người trong lãnh đạo nhà trường phụ trách. Các Khoa, BM cũng có tổ cơng tác riêng của mình để đơn đốc cơng việc ở đơn vị.

+ Các GV trẻ là lực lượng công tác lâu dài tại trường nên cần đặt nặng công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho họ. K m theo các qui định về quyền lợi của GV đi học là những qui định bắt buộc như: dạy thử, dự giờ và được đồng nghiệp dự giờ, phải có bản báo cáo với hội đồng khoa học của khoa về việc ứng dụng các kiến thức sư phạm dạy nghề vào nội dung giảng dạy…

+ Một phần hết sức quan trọng trong năng lực về PPDH của GV là kiến thức thực tế. Do vậy, các trường cần đưa ra qui định thời gian thâm nhập thực tế cho mỗi GV. Thời gian, nội dung đi thực tế là do các tổ công tác ở mỗi đơn vị đề xuất. K m với đó là cơ chế phối hợp giữa các trường với các doanh nghiệp cho hoạt động này cũng cần được tính đến (như mơ hình của Trường Trung cấp KTKT Nguy n Hữu Cảnh và Trường Trung cấp KT-NV Nam Sài Gòn đã làm).

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tổ chức ĐT, BD GV cần phải đảm bảo các qui chế, qui định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các bộ ngành liên quan. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển NNLGV, các trường phải quan tâm tìm hiểu các trường giáo dục nghề nghiệp ngồi nước có khả năng hợp tác. T đó, xây dựng mơ hình hợp tác về hoạt động ĐT, BD để phát triển NNLGV theo cơ chế bình đẳng, hai bên cùng có lợi, đem lại hiệu quả giáo dục nghề nghiệp và hiệu quả kinh tế.

Tóm lại, các giải pháp tổ chức hoạt động ĐT, BD nhằm nâng cao phẩm chất, năng

lực NNLGV đã trình bày trên đây phải được sử dụng thường xuyên, đặt trong mối quan hệ chi phối, tác động và hỗ trợ lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất.

Theo chúng tôi, đối với các trường TCCN ở TPHCM khi nguồn lực tài chính cịn khó khăn thì điều kiện thực hiện nhóm giải pháp nâng cao phẩm chất và năng lực NNLGV tối ưu nhất chính là phát huy tính chủ động, sáng tạo. Đồng thời, tìm cách sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả, khắc phục kịp thời các hạn chế nảy sinh trong quá trình phát triển sẽ là phương châm hành động khoa học và sát hợp với thực ti n. Về phía GV, phải quán triệt tư tưởng, quan điểm về việc tham gia ĐT, BD v a là trách nhiệm,

v a là quyền lợi của bản thân trong việc đi học; coi đó là sự đầu tư cho việc phát triển cá nhân của mỗi GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập trên địa bàn tp HCM (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)