Khái niệm, đối tượng, mục tiêu quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 26)

Quản lý chi NSNN là việc các chủ thể quản lý tiến hành phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của Chính phủ nhằm thực hiện các chức năng của Chính phủ. [14, Tr.87]

Chủ thể quản lý chi NSNN là Chính phủ theo nghĩa rộng của nó, bao gồm Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Đối tượng của quá trình quản lý này là việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của Chính phủ.

Các chủ thể quản lý chi NSNN vận dụng các chính sách của Đảng và luật pháp của nhà nước trong quản lý kinh tế, đồng thời sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tác động đến quá trình sử dụng nguồn vốn của NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do nhà nước đảm nhiệm một cách có hiệu quả nhất.

Quá trình tác động và điều chỉnh của Nhà nước ở đây cần được hiểu: - Là quá trình vận dụng các chức năng Nhà nước để hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách, chế độ liên quan đến chi ngân sách của Nhà nước.

- Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình chi của Nhà nước phù hợp với yêu cầu khách quan cũng như điều kiện của đất nước trong từng thời kỳ.

- Là quá trình vận dụng các phương pháp thích hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra bảo đảm cho quá trình chi của Nhà nước đúng pháp luật, chống các hiện tượng tiêu cực

Đối tượng quản lý chi NSNN là toàn bộ các khoản chi của nhà nước đã được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước và được cấp phát, thanh toán để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Cơ sở để quản lý chi NSNN là cơ chế quản lý kinh tế tài chính và hệ thống Luật pháp hiện hành.

Quản lý chi ngân sách là một phạm trù kinh tế tổng hợp; đồng thời, đó là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Mục tiêu cơ bản của quản lý chi NSNN là không để nguồn vốn của nhà nước bị thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích; cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là nhà nước với một bên là các chủ thể sử dụng vốn NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)