Từ kinh nghiệm của các địa phương khác trong cả nước trong quản lý chi ngân sách, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Bố Trạch như sau:
những ngành mũi nhọn của địa phương.
- Phân cấp ngân sách phù hợp đặc điểm tình hình của từng địa phương, quy định rõ thẩm quyền quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho phát triển các ngành công cộng như y tế, giáo dục, giao thông, dịch vụ công ích.
- Thực hiện trao quyền tự chủ về biên chế và kinh phí cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập một cách triệt để.
- Có chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng hợp lý nhằm tăng cơ sở hạ tầng của huyện.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về chi NSNN, đó là: khái niệm, đặc điểm, bản chất, chức năng, vai trò và nội dung chi NSNN nói chung. Từ đó, tổng hợp một cách lôgic các vấn đề lý luận về chi NSNN địa phương trong hệ thống NSNN, chỉ rõ lý luận quản lý chi NSNN, bao gồm: khái niệm, đối tượng và mục tiêu quản lý chi NSNN; phân cấp quản lý về chi NSNN; vai trò và nguyên tắc quản lý chi NSNN tại huyện Bố Trạch, hệ thống hóa nội dung quản lý chi NSNN cấp huyện theo chu trình quản lý chi NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán chi NSNN; các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN của một địa phương cấp huyện. Ngoài ra, chương 1 cũng tổng kết từ kinh nghiệm của các địa phương khác trong cả nước trong quản lý chi ngân sách, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với huyện Bố Trạch. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch được trình bày trong các chương tiếp theo.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Bố Trạch là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Bình, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 212.417,63 ha chiếm 26,33 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam, vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp với đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
- Vị trí địa lý:
Bố Trạch nằm về phía Bắc thành phố Đồng Hới, có tọa độ địa lý từ 170 14’39”đến 170 43' 48” Vĩ độ Bắc và 105058’ 3’’ đến 106035’ 573’’ Kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch, phía Tây Bắc giáp huyện Minh Hóa;
+ Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông Nam giáp Thành phố Đồng Hới;
+ Phía Đông giáp Biển Đông;
Hình 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu
Huyện Bố Trạch có 30 xã, thị trấn. Trong đó, có 2 xã vùng rẻo cao, 9 xã miền núi, 7 xã ven biển, 8 xã thuộc vùng công giáo. Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thế mạnh về thương mại và dịch vụ. Vì vậy, huyện Bố Trạch có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình.
2.1.1.2 Địa hình và khí hậu
- Địa hình:
Là một huyện nằm trên dải đất hẹp và dốc, núi và gò đồi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, có thể chia địa hình thành các vùng như sau:
+ Vùng địa hình núi đá vôi phân bố ở các xã Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch và Phúc Trạch chiếm hơn 1/3 diện tích tự nhiên của huyện.
+ Vùng núi thấp và gò đồi là vùng tiếp giáp giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng gồm nhiều dãy núi thấp xen kẻ là những thung lũng phân bố ở các xã Hưng Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Tây Trạch, Vạn Trạch, Sơn Lộc , Liên Trạch ...
+ Vùng đồng bằng là vùng đất hẹp chạy dọc ven quốc lộ 1A, địa hình tương đối bằng phẳng, hình thành bởi phù sa vùng hạ lưu của các con sông lớn, đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện thuộc các xã Hoàn Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, thị trấn Hoàn Lão, Đồng Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch....Ven biển có cồn cát và dãi cát trắng tập trung ở các xã Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch.
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm, thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben Gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía Tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là “gió Lào”. Mùa gió Đông Nam mát mẽ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà người ta thường gọi là gió nồm.
Bố Trạch cũng như vùng ven biển phía Bắc miền Trung khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa này thời tiết rất nóng nực nhiệt độ trung bình là 27,60C nhưng có khi lên tới trên 400C. Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm của mùa này là hanh khô và lạnh. Trong các tháng mùa lạnh, các điều kiện thời tiết như sương mù, hoặc bầu trời u ám nặng kèm theo mưa phùn nhẹ là phổ biến và có thể kéo dài đến nhiều ngày liên tục.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển bắc miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt.
Hàng năm, thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người. Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, hàng năm nhân dân Bố Trạch đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc phòng chống lụt bão và kiên cố hạ tầng cơ sở.
2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số
Dân số trung bình năm 2016 của huyện Bố Trạch là 182.508 người, trong đó (90,5% sống ở khu vực nông thôn và 9,5% ở khu vực đô thị). Với diện tích tự nhiên toàn huyện là 212.417,63 ha, mật độ dân số năm 2016 chỉ có 85,9 người/km2, đây là một trong những huyện có mật độ dân số thấp của tỉnh Quảng Bình.
2.1.2.2. Lao động
Năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động là 112,398 người chiếm 61,38% dân số. Lao động trong nền kinh tế là 95,896 người, trong đó: lao động trong ngành nông lâm - thủy sản (NLTS) chiếm 69%; công nghiệp xây dựng (CN-XD) chiếm 11%; thương mại - dịch vụ chiếm 20%. Dân số trong độ tuổi lao động chưa có việc làm chiếm 13,8% số người trong độ tuổi lao động.
2.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
1) Tài nguyên đất
Huyện Bố Trạch đất có tầng dày, kết cấu tơi xốp, có điều kiện để phát triển đa dạng cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản. Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 211.548,88 ha trong đó: đất nông nghiệp 196.849,53 ha chiếm 93,05%; đất phi nông nghiệp 11.178,89 ha chiếm 5,28%; còn lại là đất chưa sử dụng 3.520,46 ha chiếm 2,53%.
2) Tài nguyên nước
Bố Trạch có các con sông chính chảy qua là: Sông Dinh, sông Son đổ ra biển. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ tự nhiên và nhân tạo đó là hồ Trooc Vưc, hồ Bàu Bàng, hồ Đồng Suôn, hồ Bàu Mạ, Hồ Đồng Ran… và hồ Vực Nồi là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và cấp nước tưới cho huyện.
3) Tài nguyên rừng
Bố Trạch hiện có 167.082,74 ha đất rừng chiếm 78,9% đất tự nhiên, trong đó rừng sản xuất có 55.578,54 ha, rừng đặc dụng 92.997,53 ha và rừng phòng hộ có 18.506,67 ha, có trữ lượng gỗ và nhựa thông khá lớn.
4) Tài nguyên biển
Với 24 km bờ biển, huyện Bố Trạch có cửa biển cảng Gianh và các bãi tắm đẹp như Đá Nhảy, bãi biển Trung Trạch, Đức Trạch là địa điểm hấp dẫn cho du khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng.
Nguồn tài nguyên sinh vật biển Bố Trạch phong phú đa dạng và có trữ lượng hải sản khá lớn. Có những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, các loại cá, sò, ngao...
5) Tài nguyên khoáng sản
Bố Trạch có tài nguyên cát trắng thạch anh có trữ lượng hàng chục triệu tấn là tiềm năng để phát triển ngành sản xuất thuỷ tinh. Có mỏ Titan với trữ lượng nhỏ.
6) Tài nguyên nhân văn và du lịch
Bố Trạch là khu vực chuyển tiếp giữa nền văn hóa Bắc - Nam, chính vì thế, nguồn tài nguyên nhân văn của Bố Trạch rất độc đáo giàu chất dân gian, tạo nên các giá trị văn hóa phi vật thể to lớn cho huyện.
Bố Trạch có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và có bãi biển đẹp là những lợi thế rất lớn để phát triển ngành du lịch.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch
2.1.3.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế huyện đạt nhiều thành tựu rực rỡ là nhân tố đầu tiên tác động đến kết quả thu, chi ngân sách giai đoạn qua. Mức tăng trưởng kinh tế của huyện khá đều và tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khá cao, tăng hơn mức trung bình của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ đạt bình quân 7,8%/năm.
Giai đoạn năm 2014-2016, tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân đạt 7,8%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp xây dựng đạt 12,1%/năm, dịch vụ đạt 10,3%/năm, nông lâm thủy sản tăng 1,2%/năm (bảng 2.1).
Mặc dầu trong thời kỳ đầu của giai đoạn này, giai đoạn 2010 - 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng tín dụng toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng gặp không ít khó khăn như: lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế giảm, thiên tai, dịch bệnh,... Nhưng huyện đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi NSNN; trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm bình ổn kinh tế, không để lạm phát cao theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân các năm từ 6 - 8% nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần hoàn thành hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng (Giá so sánh năm 2010)
Nội dung Năm
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng
trƣởng BQ (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)
Ngành CN-XD 894.143,0 21,1 997.443,0 20,9 1.124.560,0 22,0 12,1
Ngành TM-DV 1.758.580,1 39,4 1.940.540,2 40,6 2.140.415,8 41,8 10,3
Ngành Nông –
Lâm – Thủy 1.805.341,9 40,5 1.845.914,9 38,5 1.849.860,2 36,2 1,2
Tổng GTSX 4.458.065,0 100,0 4.783.898,1 100,0 5.114.836,0 100,0 7,8
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch)
Qua bảng 2.1 minh chứng cho giai đoạn năm 2014 - 2016, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tích cực và rõ nét, nhất là cơ cấu ngành. Tỷ trọng của ngành CN-XD và TM-DV chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất và đã tăng dần lên qua các năm, tỷ trọng của ngành nông nghiệp - lâm - thủy sản giảm, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của ba khu vực và các ngành kinh tế. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất và tăng qua hàng năm: năm 2014 chiếm 21,1%, năm 2015 giảm còn 20,9%, năm 2016 là 22,0%. Ngành thương mại - dịch vụ chiếm vị trí thứ hai và cũng tăng lên qua các năm. Ngành nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm dần qua các năm. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010-2015.
Các giá trị được biểu hiện qua biểu đồ sau:
2.1.3.2. Tình hình thu, chi NSNN huyện Bố Trạch
Bảng 2.2. Thu, chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 – 2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân
I. Thu trong cân đối NS
1. Dự toán HĐND huyện giao tr.đ 91.501 99.542 100.507 113.682 113.682 103.783 2. Thực hiện thu Ngân sách tr.đ 120.307 153.813 152.992 156.385 166.608 150.021
3. Thực hiện/dự toán % 131,5 154,5 152,2 137,5 146,6 144.6
II. Thu NS trên địa bàn
1. Dự toán HĐND huyện giao tr.đ 74.104 121.210 123.689 144.205 144.205 121.483 2. Thực hiện thu Ngân sách tr.đ 92.426 199.345 203.319 195.961 200.28 178.266 3. Thực hiện/dự toán % 124,72 164,46 164,38 135,89 138,89 146.74
So sánh
1. Dự toán thu NS trong cân đối/DT thu NS
trên địa bàn % 123,47 82,12 80,47 78,8 78.83 85.43
2. Thực hiện thu cân đối/ thực hiện thu NS
địa bàn % 130,16 77,16 75,24 79,8 83.19 84.16
III. Thu bổ sung cân đôi từ NS cấp trên Tr.đ 484.017 546.783 603.881 609.278 674.743 524.885
IV. Chi trong cân đối Tr.đ 633.786 714.133 788.518 773.090 863.543 684.442
Trong những năm qua, Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN trên địa bàn bình quân giai đoạn 2012 - 2016 là 146,74% trong đó thu trong cân đối NSNN là 144,6% (bảng 2.2). Không chỉ hoàn thành kế hoạch được giao, tổng thu NSNN có tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2016 đã đạt được 200,28 tỷ đồng trong đó thu cân đối NSNN là 166,608 tỷ đồng, tăng hơn 1,2 lần, trong đó thu trong cân đối chiếm 83,18% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Thu NSNN ngoài trang trải cho chi thường xuyên còn dành chi cho đầu tư phát triển, góp phần chỉnh trang đô thị, làm cho bộ mặt của huyện khang trang hơn.
Tuy vậy, do nhu cầu chi của huyện lớn, nên trong 5 năm qua ngân sách cấp trên cấp bổ sung cân đối 2.918,702 triệu đồng, bình quân năm 583,74 triệu đồng, chiếm 3% đến 4% trong tổng thu cân đối NSNN.
Chi NSNN trong cân đối tăng dần qua các năm, năm 2016 là 863,442 triệu đồng, gấp 1,08 lần năm 2012 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2.1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện ở một số chỉ tiêu cơ bản khác.
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu KT-XH của huyện Bố Trạch giai đoạn 2012-2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Văn hóa – Thể thao
+ Gia đình đạt gia đình văn hóa Hộ 30.945 31.944 33.710 35.259 35.350 2. Giáo dục
+ Phổ cập giáo dục tiểu học % 100 100 100 100 100 + Phổ cập giáo dục THCS % 100 100 100 100 100 + Trường đạt chuẩn quốc gia Trường 38 43 48 53 55 3. Y tế
+ Xã, phường đạt chuẩn về y tế % 14 26 28 28 30