Công tác lập và giao dự toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 66)

2.2.2.1. Quy trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Lập dự toán chi ngân sách là công việc trước tiên có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi NSNN. Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng và quản lý dự toán đã được phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp cùng với các Phòng, Ban, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN. Công tác lập dự toán chi ngân sách

đã góp phần giúp các đơn vị thụ hưởng ngân sách chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ chi của mình.

Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Bình về xây dựng dự toán NSNN, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bố Trạch tham mưu UBND huyện phương án tài chính - ngân sách trình HĐND huyện giao cho các xã, thị trấn; phương án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán và các đơn vị thụ hưởng NSNN lập dự toán chi NSNN theo quy định của Luật NSNN.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2010 - 2015, trên cơ sở phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN; định mức phân bổ ngân sách của UBND tỉnh, việc xây dựng dự toán chi ngân sách huyện Bố Trạch cơ bản đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc đặt ra là:

- Cơ bản giữ ổn định các lĩnh vực chi, mức khoán chi cho các đơn vị, các cấp ngân sách theo dự toán chi được giao.

- Đảm bảo ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

- Dự toán chi ngân sách phải dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thời gian Nội dung công việc Cơ quan, đơn vị thực hiện

Bước 1

Trước ngày 15/7

Ban hành hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN

- Phòng TC-KH chủ trì lấy ý kiến các phòng, ban để tham mưu cho UBND huyện

- Chủ tịch UBND huyện quyết định Bước 2 Trước ngày 30/7 Các đơn vị lập dự toán NSNN gửi về Phòng TC - KH Các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư, UBND các xã, thị trấn

Bước 3

Trước ngày 10/8

Tổng hợp dự toán NSNN Phòng TC-KH thống nhất dự toán thu với Cơ quan Thuế để tổng hợp dự toán NSNN báo cáo Chủ tịch UBND và Thường trực HĐND

Bước 4 Vào

năm đầu của thời kỳ ổn định NS

Thảo luận dự toán NSNN với Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh - Phòng TC-KH, UBND huyện - Sở Tài chính - Cục Thuế Bước 5 Trước ngày 25/10

Thảo luận phân bổ NSNN - Phòng TC-KH - Chi cục Thuế - Các phòng, ban - UBND các xã, thị trấn Bước 6 Trước ngày 30/11 Hoàn thiện tổng hợp dự toán NSNN địa phương

- Phòng TC-KH tổng hợp trình Chủ tịch UBND huyện

- UBND huyện báo cáo Ban kinh tế - NS giám sát

Bước 7

Trước ngày 12/12

Báo cáo dự toán NSNN địa phương

UBND huyện báo cáo thường trực HĐND huyện Bước 8 Trước ngày 31/12 Quyết định dự toán NSNN địa phương

- HĐND huyện thông qua dự toán NSNN

- UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán NSNN cho các cơ quan, đơn vị

Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán NSNN hàng năm tại huyện Bố Trạch

Quy trình lập dự toán NSNN trên địa bàn huyện là một chuỗi logíc và chặt chẽ, đó là: Dự báo thu NSNN hàng năm, mức trần thu NSNN; Xác định mức trần chi NSNN cho từng lĩnh vực chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, mức trần này cơ bản ổn định; Xem xét tình hình thực tế, các thông tin liên quan thu, chi NSNN trước khi lập dự toán.

Tuy vậy, một số đơn vị lập dự toán chưa đạt yêu cầu, làm ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chung, nhất là lập dự toán chi đầu tư XDCB do các đơn vị dự toán còn xem nhẹ về các cân nhắc, tính toán dự toán làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự toán. Bên cạnh đó, do áp lực thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH làm cho dự toán chi đầu tư XDCB vượt quá khả năng cân đối của ngân sách huyện và diễn biến tình hình thực tế.

Bảng 2.4. Tình hình xây dựng dự toán chi NSNN giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TT BQ (%) TỔNG CHI NSNN 413.119 505.340 562.267 582.405 635.116 11,6

1 Chi cân đối NS 395.722 483.672 539.085 551.882 563.216 9,5 1.1 Chi đầu tư phát triển 45.475 55.135 48.800 47.130 62.215 9,6

Trong đó: Chi đầu tư

XDCB 45.475 55.135 48.800 47.130 62.215 9,6

1.2 Chi thường xuyên 343.747 420.537 484.285 497.752 493.501 9,9 1.3 Chi từ nguồn dự phòng 6.500 8.000 6.000 7.000 7.500 5,5

2

Chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NSNN

17.397 21.668 23.182 30.523 71.900 49,7

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bố Trạch)

Tổng dự toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 - 2016 là 2.698.247 triệu đồng, với tốc độ tăng bình quân hàng năm 11,6%/năm. Trong đó: Chi cân đối ngân sách 2.533.577 triệu đồng, chiếm 93,87% trong tổng dự toán chi NSNN và tăng bình quân hàng năm 9,5%/năm; chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NSNN 164.670 triệu đồng, chiếm 6,1% trong tổng chi NSNN, tăng bình quân hàng năm 49,7%/năm.

Nhìn chung công tác quản lý lập dự toán chi ngân sách trong thời gian qua ở huyện Bố Trạch đảm bảo giữa cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển, chi

thường xuyên và các lĩnh vực khác tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Đặc biệt chi đầu tư chiếm tỷ trọng trên 10,2% tổng chi cân đối, năm 2014 chiếm 9,05%, năm 2015 chiếm 8,53%, năm 2016 chiếm trên 11,04% chi cân đối, do trong những năm này, nguồn thu từ quỹ đất giảm

Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình bổ sung ngoài dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Dự toán chi được giao đầu năm 413.119 505.340 562.267 582.405 635.116

2 Bổ sung dự toán 99.565 155.185 199.705 259.486 172.523

3 Số thực chi NS 512.684 660.525 761.972 841.891 807.639

4 Tỷ lệ % bổ sung/dự toán 24,1 30,7 35,5 44,6 27,2

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bố Trạch)

Trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng phải bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị làm cho ngân sách có lúc bị động, khó cân đối nguồn và điều này cho thấy một số đơn vị xây dựng dự toán ngân sách chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu, số liệu thể hiện ở Bảng 2.5, tỷ lệ dự toán bổ sung so với dự toán giao đầu năm cao, tỷ lệ bình quân 5 năm là 32,4%.

Bảng 2.6. Tổng hợp tình hình bố trí vốn đầu tư giai đoạn năm 2012 - 2016

Nội dung Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Tổng vốn đầu tư (tr.đ) 87.596 122.703 178.676 164.822 143.146 2. Số dự án, công trình (DA) 304 480 550 560 450

3. Số vốn bình quân trên công

trình, DA (Triệu đồng/DA) 288 256 325 294 318

4. Giá trị KL dự kiến hoàn

thành (Triệu đồng) 70.000 105.000 130.000 160.000 135.000

5. Nợ vốn XDCB (tr.đ) 17.596 17.703 48.676 4.822 8.146

(Nguồn: Phòng Tài chính - KBNN Bố Trạch và tính toán của tác giả)

quá nhiều công trình, bình quân hàng năm là trên 468 công trình, dự án, mức vốn bố trí cho từng dự án còn thấp, bình quân là 296 triệu đồng/(01 công trình, dự án), trong khi đó khối lượng hoàn thành dự kiến rất lớn, dẫn đến nợ vốn XDCB còn cao, tỷ lệ trên 14% so với số vốn đã bố trí hàng năm.

2.2.2.2. Quy trình phân bổ kinh phí dự toán chi ngân sách nhà nước

* Phân bổ bằng kinh phí dự toán

- Đối với kinh phí dự toán chi thường xuyên

Cơ quan tài chính các cấp căn cứ dự toán chi ngân sách đã được UBND huyện phê duyệt, lập phân bổ giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị dự toán cấp 1 quyết định phân bổ giao cho đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 2 quyết định phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 3, đây là đơn vị sử dụng NSNN, các đơn vị phân bổ dự toán đều gửi cơ quan KBNN cùng cấp để thực hiện kiểm soát chi.

Như vậy quá trình quyết định giao dự toán ngân sách chính là sự phân bổ nội dung chi cho các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách theo kế hoạch, nhiệm vụ. Khi có nhu cầu chi tiêu đơn vị làm thủ tục giấy rút kinh phí dự toán về quỹ đơn vị sử dụng hoặc yêu cầu KBNN thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Cuối năm số kinh phí dự toán còn lại hủy bỏ hoặc được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Phân bổ kinh phí dự toán vốn đầu tư hàng năm:

+ Bộ, ngành chủ quản, UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã, thị trấn gửi quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng công trình, dự án đến KBNN tùy theo nguồn vốn thuộc từng cấp ngân sách;

+ Cơ quan Tài chính, UBND xã thông báo kế hoạch vốn đầu tư đến KBNN để thực hiện chức năng kiểm soát chi;

+ KBNN thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư hoặc chuyển tiếp kế hoạch vốn và danh mục dự án về KBNN cấp dưới thực hiện kiểm soát chi.

* Phân bổ chi NSNN bằng lệnh chi tiền, ghi thu - ghi chi

- Phân bổ ngân sách theo lệnh chi tiền là một hình thức cấp phát trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng ngân sách (các đơn vị không có quan hệ thường xuyên với NSNN, hoặc các khoản chi đột xuất), không bắt buộc nhập vào một tài khoản để KBNN quản lý như hình thức phân bổ theo dự toán. Nhìn chung, phân bổ ngân sách theo lệnh chi tiền trên địa bàn huyện hàng năm tỷ trọng thấp, hình thức phân bổ này ngày càng ít, nhằm nâng cao chức năng kiểm soát chi của KBNN và giảm căng thẳng trong cân đối NSNN.

- Phân bổ ngân sách bằng hình thức ghi thu - ghi chi:

Hình thức ghi thu - ghi chi là biện pháp giao quyền chủ động cho các đơn vị sự nghiệp có thu của huyện được sử dụng nguồn thu để lại, không phải nộp ngân sách để cân đối sử dụng chi tiêu theo dự toán được duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu chi được kịp thời. Định kỳ đơn vị sự nghiệp làm thủ tục quyết toán gửi cơ quan Tài chính trực tiếp kiểm soát, thanh toán để chuyển sang KBNN thực hiện ghi thu - ghi chi phản ánh vào thu, chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)