Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 52)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Bình, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 212.417,63 ha chiếm 26,33 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam, vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp với đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.

- Vị trí địa lý:

Bố Trạch nằm về phía Bắc thành phố Đồng Hới, có tọa độ địa lý từ 170 14’39”đến 170 43' 48” Vĩ độ Bắc và 105058’ 3’’ đến 106035’ 573’’ Kinh độ Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch, phía Tây Bắc giáp huyện Minh Hóa;

+ Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông Nam giáp Thành phố Đồng Hới;

+ Phía Đông giáp Biển Đông;

Hình 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu

Huyện Bố Trạch có 30 xã, thị trấn. Trong đó, có 2 xã vùng rẻo cao, 9 xã miền núi, 7 xã ven biển, 8 xã thuộc vùng công giáo. Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thế mạnh về thương mại và dịch vụ. Vì vậy, huyện Bố Trạch có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình.

2.1.1.2 Địa hình và khí hậu

- Địa hình:

Là một huyện nằm trên dải đất hẹp và dốc, núi và gò đồi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, có thể chia địa hình thành các vùng như sau:

+ Vùng địa hình núi đá vôi phân bố ở các xã Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch và Phúc Trạch chiếm hơn 1/3 diện tích tự nhiên của huyện.

+ Vùng núi thấp và gò đồi là vùng tiếp giáp giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng gồm nhiều dãy núi thấp xen kẻ là những thung lũng phân bố ở các xã Hưng Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Tây Trạch, Vạn Trạch, Sơn Lộc , Liên Trạch ...

+ Vùng đồng bằng là vùng đất hẹp chạy dọc ven quốc lộ 1A, địa hình tương đối bằng phẳng, hình thành bởi phù sa vùng hạ lưu của các con sông lớn, đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện thuộc các xã Hoàn Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, thị trấn Hoàn Lão, Đồng Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch....Ven biển có cồn cát và dãi cát trắng tập trung ở các xã Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch.

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết:

Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm, thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben Gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía Tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là “gió Lào”. Mùa gió Đông Nam mát mẽ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà người ta thường gọi là gió nồm.

Bố Trạch cũng như vùng ven biển phía Bắc miền Trung khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa này thời tiết rất nóng nực nhiệt độ trung bình là 27,60C nhưng có khi lên tới trên 400C. Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm của mùa này là hanh khô và lạnh. Trong các tháng mùa lạnh, các điều kiện thời tiết như sương mù, hoặc bầu trời u ám nặng kèm theo mưa phùn nhẹ là phổ biến và có thể kéo dài đến nhiều ngày liên tục.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển bắc miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt.

Hàng năm, thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người. Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, hàng năm nhân dân Bố Trạch đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc phòng chống lụt bão và kiên cố hạ tầng cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)