nước
Hiện nay hệ thống định mức phân bổ ngân sách của tỉnh Quảng Bình đã bộc lộ nhiều hạn chế, một số chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của các địa phương. Để phục vụ cho thời kỳ ổn định mới cần phải xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lại hệ thống định mức phân bổ cho phù hợp với thực
trạng nền kinh tế, cũng như chính sách mới của Nhà nước. Cụ thể là:
- Rà soát lại hệ thống định mức phân bổ và sử dụng NSNN hiện hành, cần xóa bỏ những văn bản chế độ do tỉnh ban hành đã lỗi thời không phù hợp với thực tế, ban hành các định mức, chế độ tài chính mới trong thẩm quyền được phép.
- Xây dựng hệ thống định mức phân bổ mới, đảm bảo yêu cầu chi ngân sách cho thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Trong xây dựng định mức mới phải đáp ứng yêu cầu bao quát hết các nhiệm vụ chi, phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ nhất định. Việc sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực theo hướng: hạn chế số lượng định mức cứng, tăng số lượng các khung định mức, trần định mức để các ngành, địa phương, đơn vị có thể áp dụng linh hoạt; phù hợp với phương thức lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra. Hệ thống định mức được ban hành phải dựa trên khả năng của nguồn thu ngân sách, phát triển của nền kinh tế; đảm bảo là đòn bẩy kích thích cải cách hành chính, tinh giản biên chế, giảm gánh nặng cho ngân sách. Nên áp dụng cách chia định mức thành 2 phần đó là phần “cứng” và phần “mềm”:
+ Phần “cứng”: là phần để đảm bảo thực hiện nội dung chính của công việc và nhất thiết NSNN phải đảm bảo vì đó là trách nhiệm của NSNN. Đó là các khoản tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản sinh hoạt phí hoặc có tính chất như lương và sinh hoạt phí. Những phần chi mang tính chất tiêu dùng bắt buộc và trực tiếp cho con người...
+ Phần “mềm”: là phần còn lại của định mức chi nhưng nó có độ co giãn nhất định, phần này thường là các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ và bổ sung các phương tiện phục vụ hoạt động của cơ quan ở mức tối thiểu. Khi nguồn ngân sách “thặng dư” thì phần này có thể bố trí tăng thêm được.
- Riêng đối với tiêu thức phân bổ chi quản lý hành chính, địa phương đã lựa chọn biên chế cán bộ công chức làm tiêu thức phân bổ là tương đối phù
hợp trong điều kiện hiện nay, nhưng đối với các đơn vị có tổng hệ số lương cao thì địa phương nên bổ sung chỉ tiêu phân bổ dựa vào vị trí việc làm, khối lượng công việc và số lượng dân số trên địa bàn, để bổ sung thêm gắn liền với đặc thù nhiệm vụ và phù hợp trên từng vùng, miền, nhằm hạn chế tính bình quân trong quá trình xây dựng định mức.
Vậy, tỉnh cần phải nghiên cứu ban hành hệ thống định mức, chế độ chi tiêu trên cơ sở các tiêu chí hợp lý, mức chi bảo đảm tiết kiệm nhưng phản ánh đúng đủ chi phí tiêu hao, cơ cấu hệ thống đầy đủ toàn diện, xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn định mức thể hiện quan hệ tương quan hợp lý giữa kết quả, hiệu quả đầu ra với mức chi đầu vào. Các tiêu chuẩn định mức này có tính tổng hợp cao, gắn với điều kiện KT - XH cụ thể của từng địa phương. Hệ thống tiêu chuẩn định mức này sẽ là căn cứ để chuyển từ mô hình dự toán ngân sách theo chi phí đầu vào sang mô hình dự toán ngân sách theo kết quả, hiệu quả đầu ra.