Thứ nhất, Sớm triển khai Luật NSNN năm 2015 vào thực tế cuộc sống, có văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể theo hướng giảm tính lồng ghép các cấp ngân
sách, tăng thẩm quyền quyết định thu – chi ngân sách cho chính quyền địa phương. Điều chỉnh giảm một số khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% tạo điều kiện tăng số thu cho địa phương tự cân đối được thu chi ngân sách, đảm bảo đồng bộ với việc phân cấp quản lý hành chính Nhà nước giữa ngành và lãnh thổ.
Có chính sách thỏa đáng cho việc tăng thu NSNN của địa phương, nhằm kích thích, động viên địa phương khai thác tối ưu nguồn thu NSNN.
Thứ hai, Có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công, luật NSNN về xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách 3-5 năm để xây dụng khuôn khổ tài chính trung hạn, khuôn khổ ngân sách trung hạn, khuôn khổ chi tiêu trung hạn theo hướng theo kết quả đầu ra, gắn liền với chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN trong thời gian tới.
Thứ ba, Chính phủ cần thống nhất quản lý chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: các định mức do Bộ Tài chính ban hành, các định mức quy định mức khung, giao HĐND tỉnh quyết định đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với yêu cầu và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; đặc điểm và điều kiện địa lý của từng vùng; quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ tư, Chính phủ cần đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao. Giao cho các địa phương được quyền quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hóa các loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đồng thời huy động được các tiềm năng và nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển khu vực này. Đề nghị thực hiện phân cấp cho cấp xã quản lý các trường mẩu giáo, mầm non, trạm y tế,
tiến tới xã hội hóa hoạt động của hệ thống này.