năng kiểm soát chi NSNN
Quản lý chi NSNN là một chu trình từ khâu lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán chi NSNN, nó liên quan nhiều ban ngành, vậy để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan,sự cộng tác, phối hợp giữa cơ quan phân bổ, giao dự toán (cơ quan Tài chính) và cơ quan kiểm soát việc xuất quỹ ngân sách (KBNN). Cơ quan Tài chính khi giao dự toán phải cụ thể từng nhiệm vụ chi phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phải đúng quy định của mục lục NSNN. Cơ quan KBNN phải công khai quy trình kiểm soát chi, niêm yết rõ ràng các loại hồ sơ, chứng từ, thủ tục để đơn vị dự toán biết và thực hiện. Qua đó, cơ quan Tài chính và KBNN phải thường xuyên thực hiện công tác báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo các cấp chính quyền để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành ngân sách địa phương, đặc biệt là tình hình tồn quỹ ngân sách, tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kết quả kiểm soát chi NSNN, ý thức chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện tiếp tục khai thác việc sử dụng hệ thống quản lý ngân sách Tabmis. Đồng thời đề nghị mở rộng hệ thống Tabmis đến các đơn vị sử dụng ngân sách để các đơn vị tự nhập dự toán như đơn vị dự toán cấp I nhập liệu vào hệ thống Tabmis và chịu trách nhiệm với dự toán dược giao.
Kiểm soát chi NSNN là một khâu trong chấp hành dự toán chi NSNN, nó rất quan trọng vì đó là khâu cuối cùng của chấp hành dự toán chi NSNN. Theo quan điểm chi NSNN thì bất kỳ khoản chi nào cũng đều có một cơ quan kiểm soát chi NSNN, tất cả các khoản chi NSNN đều có trong dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi và có đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định đối với từng khoản chi. KBNN thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi chi NSNN. Nếu tăng cường công tác này sẽ cơ bản thực hiện chi NSNN đúng mục đích, đối tượng và nâng cao hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.