Thứ nhất, Cơ quan tài chính cần rà soát lại số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp, phân công lại công việc phù hợp với trình độ, năng lực của từng cán bộ. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại, ưu tiên đào tạo khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, cần nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức làm việc, tác phong giao tiếp để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, KBNN xây dựng các cổng giao tiếp thông tin và cung cấp thông tin về NSNN chi tiết theo từng đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu đối chiếu, theo dõi của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách, góp phần giảm tải công việc đối chiếu của cán bộ kiểm soát của KBNN đặc biệt vào những thời điểm cuối quý, cuối năm.
Kho bạc Nhà nước triển khai thực hiện tốt Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước; Thông tư số 54/2014/TT- BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính về Quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP. Qua đó, nâng cao vai trò công tác kiểm soát chi của KBNN, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN, Chủ đầu tư trong chi tiêu NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả đã tập trung nghiên cứu các quan điểm, phương hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN tại huyện Bố Trạch nói riêng; kết hợp cơ sở lý luận về chi NSNN, quản lý chi NSNN trong chương 1; kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 - 2016, đặc biệt là các luận giải về nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế trong quản lý chi NSNN tại huyện Bố Trạch thời gian qua để đề ra 7 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Phải nói rằng, trong những năm qua, huyện Bố Trạch đã có những bước phát triển đáng kể, đó là: tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt của huyện ngày càng giàu đẹp văn minh, sự phát triển đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng.
Nhưng bên cạnh đó, công tác quản lý chi NSNN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần có giải pháp khắc phục. Vì vậy, việc hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện là một đòi hỏi tất yếu khách quan cần được quan tâm.
Thông qua luận văn: “Quản lý chi NSNN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã đạt được một số kết quả cơ bản như sau:
- Hệ thống hoá cơ sở khoa học về chi NSNN, những vấn đề chung về quản lý chi NSNN và quản lý chi NSNN cấp Huyện.
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý chi NSNN ở huyện Bố Trạch thời gian qua, để chỉ ra những hạn chế, được coi là vấn đề bức xúc cần xử lý hiện nay trong việc quản lý chi NSNN tại huyện.
- Nhằm giải quyết cơ bản các nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, tác giả đã đưa ra 7 nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch thời gian tới.
Tuy nhiên, luận văn vẫn còn một số vấn đề, nếu có điều kiện thì tiếp tục nghiên cứu trong những đề tài sau, đó là: nghiên cứu sâu về dự báo nguồn lực để cân đối chi NSNN huyện, nhằm đưa ra đầy đủ hệ thống các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch thời gian tới.
Là luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, tuy đã có sự đầu tư thời gian, công sức và có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi vô cùng trân trọng biết ơn về sự thông cảm đối với những sai sót của Luận văn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ngô Thị Bích (2010), Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại TP Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Phạm Ngọc Dung và Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2010), Quản lý ngân sách nhà nước theo đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao động. 3. Đặng Văn Du và TS Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi Ngân
sách Nhà nước, Nxb Tài chính.
4. Bùi Phước Chi (2013), Quản lý chi Ngân Sách Nhà nước tại quận Ba Đình – Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng.
5. Chi Cục thống kê huyện Bố Trạch (2011-2015), Niên giám thống kê huyện Bố Trạch các năm 2011-2015.
6. Trần Văn Giao (2011), Giáo trình Tài chính công và công sản, Học viện Tài chính.
7. Trần Ngọc Bích (2015), Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng.
8. Đào Hoàng Liêm (2010), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
9. Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính.
10. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
12. Đảng bộ huyện Bố Trạch (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ XXI, về Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2011-2015)
13. Đảng bộ huyện Bố Trạch (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ XXII, về Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2015-2020)
14. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bố Trạch (2012-2016), Báo cáo tổng quyết toán thu, chi ngân sách địa phương từ năm 2012-2016.
15. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt, Luật Ngân sánh Nhà nước (Luật số 01/2002/QH11) ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Việt Nam.
16. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt, Luật Ngân sách Nhà nước (Luật số 83/2015/QH13) ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Việt Nam.
17. Lê Toàn Thắng (2011), “Phân cấp quản lý ngân sách của một số Quốc gia”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 113(11/2011), tr.50-51.
18. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi NSNN dựa trên kết quả ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 258
19. Lê Văn Quynh (2014), Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. 20. Phạm Võ Hồng Nhung (2014), Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng.
21. UBND tỉnh Quảng Bình (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch đến năm 2020.
22. UBND huyện Bố Trạch, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (từ năm 2010 – 2015 và từ năm 2015 - 2020).
23. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.