Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 80)

Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng tại huyện Bố Trạch có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra, đó là: Tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt của huyện ngày càng khởi sắc. Kết quả công tác quản lý NSNN thể hiện ở các vấn đề cơ bản, như sau:

Thứ nhất, công tác quản lý thu NSNN đi vào nề nếp, nguồn thu NSNN ngày càng tăng, chất lượng nguồn thu ngày càng ổn định, đây là nguồn lực quan trọng không những đáp ứng được nhiệm vụ chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, an ninh quốc phòng mà còn dành chi cho đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm cho bộ mặt của huyện khang trang hơn.

Thứ hai, công tác quản lý chi NSNN đã tuân thủ theo quy định của luật NSNN và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, được thể hiện ở các mặt sau:

Một là: Công tác xây dựng dự toán, phân bổ, sử dụng ngân sách cơ bản đã được tiêu chuẩn hóa trên cơ sở các tiêu chí, định mức tương đối phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo công khai và minh bạch.

Hai là: Đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản phục vụ cho việc điều hành NSĐP làm khung cho các cấp trong quản lý, điều hành, đảm bảo theo đúng định hướng phát triển KT-XH của huyện.

Ba là: Công tác lập, phân bổ và giao dự toán cơ bản đảm bảo thời gian theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng, phù hợp với quan điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bốn là: Đã thực hiện việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, vì vậy đã khuyến khích sử dụng kinh phí NSNN có hiệu quả, giảm áp lực chi từ NSNN, mở rộng phát triển được một số dịch vụ công, tăng thu nhập cho đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức.

Năm là: Trong quản lý, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách đã chú trọng tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các ngành kinh tế then chốt, trọng điểm, thực hiện các chương trình mục tiêu; tỷ trọng chi đầu tư hàng năm đều tăng; từng bước thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội. Quy hoạch đầu tư đã bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Bố Trạch đã tuân thủ theo trình tự đầu tư và xây dựng, từng bước hoàn thiện từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi đưa dự án vào khai thác sử dụng; các khâu quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB dần được quy

định cụ thể và chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện.

Sáu là: Từng bước thực hiện đổi mới cơ cấu chi NSNN; bố trí các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi cho các ngành, lĩnh vực cơ bản đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan. Tập trung cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng KT-XH, giáo dục và đào tạo, từng bước triển khai, mở rộng phạm vi xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)