nhà nước tại huyện Bố Trạch
Những năm gần đây công tác kiểm tra, thanh tra quản lý NSNN đã được UBND huyện Bố Trạch đặc biệt quan tâm chú trọng. Mục tiêu chủ yếu của việc thanh tra, kiểm tra NSNN tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2012-2016 là: ngoài việc quản lý nguồn thu NSNN, thanh tra, kiểm tra việc quản lý chi NSNN đặc biệt chú trọng từ khâu: phân bổ, sử dụng NSNN; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu...; việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản phát sinh, chi thường xuyên không có trong định mức theo quy định của UBND tỉnh, các khoản chi đảm bảo an sinh xã hội. Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán qua KBNN.
Để kinh phí NSNN được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, chi tiêu tiết kiệm và có hiệu quả đòi hỏi cơ quan thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính phải tăng cường trách nhiệm từ khâu lập dự toán, thẩm định và phê chuẩn dự toán. Đảm bảo dự toán được phê chuẩn phải có cơ sở khoa học, sát với thực tế nhiệm vụ chi của từng đơn vị, từng cấp ngân sách.
Những năm qua công tác kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng vốn NSNN đã được chú trọng, các đoàn kiểm tra theo kế hoạch của Thường vụ Huyện ủy, Thanh tra huyện đã có nhiều cuộc kiểm tra các đơn vị sử dụng ngân sách, ngân sách cấp xã.
Đối vối nguồn vốn chi đầu tư bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp luật liên quan, tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn thu là có hạn nên việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản còn lớn và kéo dài. Công tác lập và thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỷ thuật chưa chỉ cụ thể nguồn vốn đầu tư, nên trong quá trình thực hiện đầu tư phải điều chỉnh nguồn vốn nhiều lần, công tác thẩm định và xác định tổng
mức đầu tư chưa sát dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần làm tăng chi phí đầu tư. Công tác đấu thầu chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và chất lượng công trình.
Đối với nguồn vốn chi thường xuyên việc quản lý điều hành chi ngân sách cơ bản chấp hành theo trình tự lập và giao dự toán chi theo quy định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bổ sung, điều chỉnh nhiều lần mới sát với nhiệm vụ chi của đơn vị, các xã, phường. Việc chấp hành chế độ chính sách của đơn vị dự toán đúng mục đích và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Công tác chi chuyển nguồn còn lớn cho thấy việc điều hành ngân sách và sử dụng ngân sách chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng tại huyện Bố Trạch có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra, đó là: Tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt của huyện ngày càng khởi sắc. Kết quả công tác quản lý NSNN thể hiện ở các vấn đề cơ bản, như sau:
Thứ nhất, công tác quản lý thu NSNN đi vào nề nếp, nguồn thu NSNN ngày càng tăng, chất lượng nguồn thu ngày càng ổn định, đây là nguồn lực quan trọng không những đáp ứng được nhiệm vụ chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, an ninh quốc phòng mà còn dành chi cho đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm cho bộ mặt của huyện khang trang hơn.
Thứ hai, công tác quản lý chi NSNN đã tuân thủ theo quy định của luật NSNN và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, được thể hiện ở các mặt sau:
Một là: Công tác xây dựng dự toán, phân bổ, sử dụng ngân sách cơ bản đã được tiêu chuẩn hóa trên cơ sở các tiêu chí, định mức tương đối phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo công khai và minh bạch.
Hai là: Đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản phục vụ cho việc điều hành NSĐP làm khung cho các cấp trong quản lý, điều hành, đảm bảo theo đúng định hướng phát triển KT-XH của huyện.
Ba là: Công tác lập, phân bổ và giao dự toán cơ bản đảm bảo thời gian theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng, phù hợp với quan điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Bốn là: Đã thực hiện việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, vì vậy đã khuyến khích sử dụng kinh phí NSNN có hiệu quả, giảm áp lực chi từ NSNN, mở rộng phát triển được một số dịch vụ công, tăng thu nhập cho đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức.
Năm là: Trong quản lý, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách đã chú trọng tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các ngành kinh tế then chốt, trọng điểm, thực hiện các chương trình mục tiêu; tỷ trọng chi đầu tư hàng năm đều tăng; từng bước thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội. Quy hoạch đầu tư đã bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Bố Trạch đã tuân thủ theo trình tự đầu tư và xây dựng, từng bước hoàn thiện từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi đưa dự án vào khai thác sử dụng; các khâu quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB dần được quy
định cụ thể và chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện.
Sáu là: Từng bước thực hiện đổi mới cơ cấu chi NSNN; bố trí các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi cho các ngành, lĩnh vực cơ bản đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan. Tập trung cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng KT-XH, giáo dục và đào tạo, từng bước triển khai, mở rộng phạm vi xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
Thứ nhất, Công tác lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán
chi NSNN còn nhiều tồn tại, bất cập
- Thời gian phê duyệt cũng như phân bổ dự toán thực tế còn chậm
Thời gian xây dựng dự toán ngân sách hiện nay chưa đủ dài để tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán ngân sách. Để có quyết định phân bổ ngân sách, UBND huyện phải mất một thời gian khá dài và qua nhiều khâu mới phân khai được dự toán đến các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Mặt khác, do việc lập, phân bổ NSNN ở các cấp còn có sự đan xen, lồng ghép, cấp trên phải chờ cấp dưới làm ảnh hưởng đến thời gian giao dự toán cho đơn vị.
- Xây dựng dự toán chi chưa bao quát và định mức hóa được hết các nhiệm vụ chi, thiếu cơ sở khoa học, mang tính chất định tính là chủ yếu
Căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách dựa vào hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách, chế độ chi tiêu tài chính do Chính phủ và HĐND tỉnh quy định. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi hiện chưa được định mức hóa, chưa có mức chi tiêu cụ thể, chưa bao quát được hết các
nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các cơ quan đơn vị… dẫn tới công tác lập dự toán chưa cụ thể, chưa chi tiết đến từng nhiệm vụ đặc thù của các đơn vị, vì vậy trong năm tài chính thường xuyên phải bổ sung, điều chỉnh ngoài dự toán đầu năm hoặc UBND huyện vẫn phải ban hành các quyết định cá biệt cấp bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng để thực hiện nhiệm vụ. Việc này có thể dẫn tới cơ chế “xin - cho” hoặc "tuỳ tiện" trong phân bổ ngân sách mà HĐND huyện - cơ quan có thẩm quyền quyết định ngân sách khó kiểm soát, giám sát. Ngược lại có trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách khi xây dựng dự toán lại dự kiến nhiều hoặc được cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ nhưng NSĐP không đủ nguồn kinh phí để bố trí đáp ứng hoặc đơn vị không thực hiện hết nhiệm vụ dẫn đến phải chuyển nguồn sang năm sau tương đối lớn, trong khi ngân sách huyện còn hạn hẹp phải bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Công tác xây dựng dự toán chi ngân sách chưa đồng bộ với công tác xây dựng các kế hoạch, dự án, đề tài khác như kế hoạch đào tạo, kế hoạch dạy nghề, dự án, dự án bảo vệ môi trường… Điều này dẫn tới xây dựng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực trên không có cơ sở vững chắc; định tính nhiều hơn định lượng. Dự toán không có tính dẫn dắt đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động thẩm tra dự toán của HĐND cũng rất khó thực hiện. Điều này làm giảm vai trò của HĐND trong thực hiện chức năng quyết định ngân sách.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu chi thường xuyên và khả năng đảm bảo từ nguồn thu ngân sách của địa phương
Bất cập lớn nhất hiện nay trong việc xây dựng dự toán chi thường xuyên từ NSĐP là mâu thuẫn giữa nhu cầu chi và khả năng đảm bảo từ nguồn thu ngân sách của địa phương. Vấn đề này không chỉ diễn ra giữa đơn vị dự toán đối với cơ quan tài chính mà còn giữa ngân sách cấp trên đối với ngân sách cấp dưới. Đối với ngân sách cấp dưới xây dựng dự toán thu thấp hơn khả
năng thu để mong được hưởng từ nguồn vượt thu; dự toán chi không trên cơ sở nguồn thu mà thường xây dựng ở mức cao hơn để kỳ vọng được cân đối bổ sung từ ngân sách cấp trên.
- Thực trạng sử dụng ngân sách vẫn theo kiểu truyền thống, không quan tâm đến hiệu quả đầu ra
Phương pháp lập và phân bổ dự toán chủ yếu theo mức chi phí các yếu tố đầu vào mà không theo kết quả đầu ra. Trong khi mục tiêu của quản lý chi NSNN là nâng cao hiệu quả và kết quả đầu ra. Phương pháp lập dự toán và phân bổ ngân sách hiện nay không xuất phát từ mục tiêu mà lại căn cứ vào định mức chi phí các yếu tố đầu vào. Chính vì vậy quản lý chi NSNN vừa chưa gắn với mục tiêu, chính sách, kế hoạch, chưa khuyến khích người sử dụng tiết kiệm NSNN.
- Dự toán chi NSNN ở địa phương mới chỉ xây dựng kế hoạch theo từng năm (ngắn hạn), chưa xây dựng được kế hoạch trung và dài hạn.
Hiện nay NSĐP được lập hàng năm vừa tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc vừa không dự liệu hết mọi biến cố trung hạn có thể ảnh hưởng đến dự toán, nên chưa gắn kết với kế hoạch phát triển KT- XH trên địa bàn. Ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công.
- Công tác quyết toán chi ngân sách chưa được chú trọng và làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như điều chỉnh các định mức phân bổ, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau.
Báo cáo quyết toán thường chưa đảm bảo đúng quy định về thời gian, chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng chế độ, thời gian duyệt quyết toán thường chậm so với
quy định. Một bất cập lớn trong quá trình quyết toán ngân sách đó là: hầu hết các đơn vị, các địa phương chỉ quan tâm đến khâu lập và chấp hành dự toán nhưng lại xem nhẹ công tác quyết toán, công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để làm cơ sở cho việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, chưa rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách cho năm tiếp theo.
- Phân cấp quản lý chi ngân sách cho cấp huyện, xã còn nhiều bất cập.
Một số lĩnh vực phân cấp chi không đồng bộ với phân cấp quản lý về bộ máy và tổ chức cán bộ như: chi sự nghiệp giáo dục mầm non là nhiệm vụ chi của ngân sách xã, nhưng ngân sách huyện lại chi một số khoản lương, phụ cấp, trong khi một số khoản chi khác ngân sách xã phải cân đối để chi.
Một số nhiệm vụ chi gắn trực tiếp với quản lý điều hành của cấp huyện nhưng chưa được phân cấp và cân đối trong dự toán giao đầu năm nên huyện, xã không chủ động trong việc kế hoạch hóa và sắp xếp điều hành ngân sách. Đặc biệt trong phân cấp quản lý đầu tư, tỉnh phân cấp cho các cấp huyện thường chi tiết đến từng công trình, không giao tổng mức vốn đầu tư, vì vậy chính quyền cấp dưới không thể chủ động trong bố trí phân bổ vốn đầu tư sát với nhu cầu thực tế tại địa phương.
Thứ hai, Định mức phân bổ và sử dụng ngân sách cho chi thƣờng xuyên chƣa đƣợc cụ thể hóa, chƣa bám sát và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng
Trong những năm qua, UBND tỉnh đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi nhưng cho đến nay định mức phân bổ và sử dụng ngân sách vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể:
chắc, chưa bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, còn mang tính chất định tính, bình quân, chưa bám sát và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Việc sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách về định mức sử dụng ngân sách là quá chậm, còn nhiều bất hợp lý, thiếu đồng bộ, chủ yếu là mang tính chất xử lý tình thế là chính, như: các chính sách về tiền lương, phụ cấp lương, công tác phí, chế độ điện thoại, hội nghị, cơ chế thu học phí, viện phí...
Thứ ba, Hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN chưa cao
- Kém hiệu quả trong phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư
Việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung và thiếu nhất quán, chưa hoàn chỉnh giữa quy hoạch tổng thể và chi tiết, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên ngành trong thi công, gây không ít lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách. Trong khi túi ngân sách có hạn, các khoản chi nhiều nên mức chi cho từng khoản còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Không những thế, còn có tình trạng cùng một lúc thực