ra, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương
3.2.3.1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng
Những năm tới, trong lúc nguồn thu NSNN của Bố Trạch dự kiến tăng hằng năm là 19%, trong khi chi thường xuyên cho bộ máy nhà nước vẫn duy trì tăng đều chiếm 10 – 12%, vậy phần tăng để dành cho đầu tư và phát triển vẫn không lớn, vậy muốn chi NSNN đóng vai trò tốt nhất cho việc thực hiện phát triển KT - XH trên địa bàn, cần phải tiến hành lựa chọn, quyết định và sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng. Xác định những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp để có thể giảm bớt hoặc ngừng thực hiện cho phù hợp với mức trần ngân sách
quy định.
Mặt khác, để hỗ trợ cho việc lựa chọn ưu tiên, cần phải đánh giá tác động của việc giảm quy mô các hoạt động và xây dựng các đề xuất để có thể đối phó với bất kỳ tác động tiêu cực nào. Cũng cần xác định các ưu tiên cao để bố trí đủ vốn.
Tổng chi phí dự toán cho tất cả các hoạt động có khả năng sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức trần do Bộ Tài chính xác định. Bước đầu tiên trong việc giảm dự toán cho phù hợp với mức trần là sắp xếp các đầu ra và hoạt động theo thứ tự ưu tiên. Do đó, những hoạt động có mức độ ưu tiên cao hơn sẽ được duy trì mức dự toán, trong khi những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp hơn cần phải giảm bớt dự toán hoặc ngừng thực hiện, đây là việc làm cần thiết trong xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm, cũng như việc xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách trung hạn 3-5 năm có tính chất cuốn chiếu cho thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm, gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm mà địa phương xây dựng.
3.2.3.2. Loại bỏ hoặc giảm bớt quy mô các hoạt động, thay đổi trật tự ưu tiên hoặc giảm bớt mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất
Tiến hành sắp xếp thứ tự ưu tiên các đầu ra và hoạt động để giảm bớt dự toán cho phù hợp với mức trần ngân sách. Bắt đầu với những đầu ra và hoạt động có mức độ ưu tiên thấp. Cần có đánh giá khả năng:
- Giảm số lượng các hoạt động sẽ được thực thi, như giảm số lượng các công trình có tính khả thi không cao, các hoạt động sự nghiệp kinh tế, xã hội tác động nhỏ đến phát triển KT-XH.
- Giảm số lượng các đầu vào cho các hoạt động, nghĩa là tìm những khả năng thay thế tốn ít chi phí hơn, như: áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ giảm quy mô người lao động, giảm chi phí cho con người.
- Hủy bỏ các hoạt động có mức độ ưu tiên thấp.
dụ, mở rộng cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công không nhất thiết phải sử dụng nguồn NSNN, như công chứng, chứng thực.
- Chuyển giao các hoạt động cho khu vực tư nhân, cộng đồng hoặc tổ chức phi chính phủ, như chuyển công tác vệ sinh môi trường, cây xanh.
- Áp dụng các loại phí để bù đắp các chi phí cung cấp dịch vụ.
Sau đó, sử dụng các biện pháp tương tự để đánh giá từng hoạt động và đầu ra, bắt đầu từ các hoạt động ưu tiên thấp nhất đến ưu tiên cao nhất. Cần tính đến việc loại trừ hoặc giảm quy mô các đầu ra và các hoạt động được ưu tiên ít nhất.
3.2.3 3. Đánh giá đầu ra và dự toán cho các hoạt động
Quá trình đánh giá và giảm quy mô hoạt động có thể sẽ đòi hỏi phải được tiến hành vài lần trước khi có thể giảm chi phí nhằm phù hợp với mức trần ngân sách ban đầu. Vì sẽ phải thu thập thông tin về từng hoạt động, ví dụ như chi phí điều trị một bệnh nhân hoặc điều hành một phòng khám. Do đó, có thể giảm dự toán cho phù hợp với mức trần bằng cách:
Giảm số lượng các hoạt động được tiến hành nhằm giảm tổng chi phí đầu ra. Ví dụ, giảm số lượng bệnh nhân được điều trị từ 250 xuống 150 có thể làm giảm tổng chi phí.
Giảm số lượng các đầu vào cần thiết cho mỗi hoạt động nhằm giảm mức chi phí cho mỗi hoạt động.
Các cơ quan, ban ngành, địa phương sẽ phải từ bỏ thông lệ cũ là chỉ đơn thuần giảm toàn bộ ngân sách theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, để chuyển sang việc xác định những hoạt động cụ thể nào cần phải loại bỏ và/hoặc giảm bớt quy mô. Sau đó, việc giảm số lượng các hoạt động này phải được biểu thị bằng các dự toán chi tiêu thấp hơn.