Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 42)

1.2.6.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN. Vị trí địa lý của một địa phương chẳng hạn như gần các trung tâm kinh tế lớn hay vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên như thiên tai, lụt bão thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi ngân sách nhà nước. Một địa phương có tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ là một tài sản quý giá của địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Qua đó, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

1.2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chi NSNN trên địa bàn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng phát triển của địa phương.

Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, cơ sở giáo dục, y tế, các công trình phúc lợi, xã hội cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ.

Khả năng tích luỹ từ sự phát triển nền kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi ngân sách nhà nước. Lực lượng sản xuất phát triển cao, kết cấu hạ tầng bền vững, đảm bảo cho yêu cầu phát triển thì quy mô tích luỹ ngày càng lớn, quy mô thu NSNN ngày càng được mở rộng, nguồn thu NSNN ngày càng bền vững. Do vậy, chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện sẽ ngày mở rộng và tăng dần theo đầu tư chiều sâu, nền kinh tế xã hội của huyện sẽ ngày càng phát triển.

Tổ chức bộ máy và vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn huyện, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý của chính quyền trong nền kinh tế nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu NSNN của huyện. Khi kinh tế xã hội của huyện phát triển, công nghiệp hoá không ngừng gia tăng thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý cần phải được củng cố, hoàn thiện. Chính quyền cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập, vận hành và quản lý nền kinh tế - xã hội theo đúng định hướng quy hoạch của địa phương, do đó dẫn đến sự tăng nhanh chi tiêu của ngân sách nhà nước.

1.2.6.3. Trình độ của cán bộ quản lý

Công tác quản lý là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân sách. Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý. Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của công tác

quản lý ngân sách.

1.2.6.4. Các nhân tố khác

Ý thức chấp hành của các đối tượng: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đến chất lượng quản lý chi NSNN, ý thức tự giác trong việc sử dụng kinh phí NSNN sẽ tránh được những sai phạm và vi phạm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Sự phối hợp trong các cơ quan của hệ thống tài chính trong việc thực hiện quản lý chi NSNN và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, thực hiện và tham gia quản lý NSNN cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN.

Qua những nhân tố đã nêu trên, công tác quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau, có thể lựa chọn giải pháp thích hợp để đạt mục tiêu.

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của một số địa phƣơng

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là đô thị loại I, thành phố lớn nhất Miền Trung nước ta, có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện: có quốc lộ 1A, 14A, đường sắt, hàng không, đường thủy; có cảng nước sâu Tiên Sa và Liên Chiểu. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố phát triển mạnh, là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta. Trong quản lý chi NSNN gắn với quá trình CNH- HĐH, Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách:

- Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh đề

ra trong thời kỳ trung hạn.

- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi đầu tư phát triển và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

- Thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu (giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, giao thông vận tải..) trên cơ sở Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, đối tượng chính sách) còn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển.

- Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do nhà nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một trong những yếu tố có tính quyết định để Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là sự quan tâm đúng mức và thực hiện một cách khoa học hoạt động quản lý chi NSNN từ NSNN trên địa bàn thành phố. Những thành công nổi bật của Đà Nẵng trong quản lý chi NSNN là quản lý chi đầu tư xây dựng, có thể thấy trên một số khía cạnh như: quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch, bứt phá cơ sở hạ tầng, đổi đất lấy cơ sở hạ

tầng, người có đất ra mặt đường phải đóng thêm tiền, các chính sách chi đãi ngộ đểthu hút và phát triển nhân tài.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Quận Ba Đình Hà Nội

- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư. Chú trọng việc bố trí vốn đầu tư công trình theo kế hoạch của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ và chất lượng công trình.

- Coi trọng thực hiện khoán biên chế và kinh phí cho các cơ quan hành chính theo Nghị định 130/NĐ-CP và các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của cả nước, tăng dần đầu tư cho công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng đầu tư trong khu vực nông lâm thủy sản. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kiến trúc xã hội, các công trình trọng điểm như: Các khu công nghiệp, các công trình giao thông huyết mạch, các khu du lịch...tạo đà phát triển KT-XH.

- Việc phân cấp quản lý chi NSNN cũng được đổi mới rõ rệt bằng cách quy định rõ quan hệ ngân sách và thẩm quyền quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương, trao sự chủ động cho địa phương trong việc quản lý chi NSNN.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Từ kinh nghiệm của các địa phương khác trong cả nước trong quản lý chi ngân sách, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Bố Trạch như sau:

những ngành mũi nhọn của địa phương.

- Phân cấp ngân sách phù hợp đặc điểm tình hình của từng địa phương, quy định rõ thẩm quyền quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho phát triển các ngành công cộng như y tế, giáo dục, giao thông, dịch vụ công ích.

- Thực hiện trao quyền tự chủ về biên chế và kinh phí cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập một cách triệt để.

- Có chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng hợp lý nhằm tăng cơ sở hạ tầng của huyện.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về chi NSNN, đó là: khái niệm, đặc điểm, bản chất, chức năng, vai trò và nội dung chi NSNN nói chung. Từ đó, tổng hợp một cách lôgic các vấn đề lý luận về chi NSNN địa phương trong hệ thống NSNN, chỉ rõ lý luận quản lý chi NSNN, bao gồm: khái niệm, đối tượng và mục tiêu quản lý chi NSNN; phân cấp quản lý về chi NSNN; vai trò và nguyên tắc quản lý chi NSNN tại huyện Bố Trạch, hệ thống hóa nội dung quản lý chi NSNN cấp huyện theo chu trình quản lý chi NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán chi NSNN; các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN của một địa phương cấp huyện. Ngoài ra, chương 1 cũng tổng kết từ kinh nghiệm của các địa phương khác trong cả nước trong quản lý chi ngân sách, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với huyện Bố Trạch. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch được trình bày trong các chương tiếp theo.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Bình, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 212.417,63 ha chiếm 26,33 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam, vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp với đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.

- Vị trí địa lý:

Bố Trạch nằm về phía Bắc thành phố Đồng Hới, có tọa độ địa lý từ 170 14’39”đến 170 43' 48” Vĩ độ Bắc và 105058’ 3’’ đến 106035’ 573’’ Kinh độ Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch, phía Tây Bắc giáp huyện Minh Hóa;

+ Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông Nam giáp Thành phố Đồng Hới;

+ Phía Đông giáp Biển Đông;

Hình 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu

Huyện Bố Trạch có 30 xã, thị trấn. Trong đó, có 2 xã vùng rẻo cao, 9 xã miền núi, 7 xã ven biển, 8 xã thuộc vùng công giáo. Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thế mạnh về thương mại và dịch vụ. Vì vậy, huyện Bố Trạch có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình.

2.1.1.2 Địa hình và khí hậu

- Địa hình:

Là một huyện nằm trên dải đất hẹp và dốc, núi và gò đồi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, có thể chia địa hình thành các vùng như sau:

+ Vùng địa hình núi đá vôi phân bố ở các xã Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch và Phúc Trạch chiếm hơn 1/3 diện tích tự nhiên của huyện.

+ Vùng núi thấp và gò đồi là vùng tiếp giáp giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng gồm nhiều dãy núi thấp xen kẻ là những thung lũng phân bố ở các xã Hưng Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Tây Trạch, Vạn Trạch, Sơn Lộc , Liên Trạch ...

+ Vùng đồng bằng là vùng đất hẹp chạy dọc ven quốc lộ 1A, địa hình tương đối bằng phẳng, hình thành bởi phù sa vùng hạ lưu của các con sông lớn, đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện thuộc các xã Hoàn Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, thị trấn Hoàn Lão, Đồng Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch....Ven biển có cồn cát và dãi cát trắng tập trung ở các xã Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch.

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết:

Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm, thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben Gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía Tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là “gió Lào”. Mùa gió Đông Nam mát mẽ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà người ta thường gọi là gió nồm.

Bố Trạch cũng như vùng ven biển phía Bắc miền Trung khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa này thời tiết rất nóng nực nhiệt độ trung bình là 27,60C nhưng có khi lên tới trên 400C. Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm của mùa này là hanh khô và lạnh. Trong các tháng mùa lạnh, các điều kiện thời tiết như sương mù, hoặc bầu trời u ám nặng kèm theo mưa phùn nhẹ là phổ biến và có thể kéo dài đến nhiều ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)