Phân cấp quản lý nhà nước về chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 29 - 31)

1.2.4.1. Sự cần thiết phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Phân cấp quản lý chi NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hóa chi NSNN được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của chi NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý chi ngân sách còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.

1.2.4.2. Nội dung phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước

Tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và chức trách quản lý của từng cấp chính quyền Nhà nước, nói chung các cấp NSNN đều thực hiện các nhiệm vụ

chi tiêu sau đây:

- Chi thường xuyên - Chi đầu tư phát triển

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới (trừ ngân sách cấp xã) - Chi trả nợ gốc tiền vay của ngân sách.

Phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách góp phần khuyến khích các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo bồi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu để đáp ứng một cách tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN hoặc phấn đấu giảm dần sự hỗ trợ của của ngân sách trung ương, góp phần giảm bội chi NSNN, đẩy lùi lạm phát và đáp ứng các nhu cầu tăng chi tiêu của Nhà nước trên cơ sở đảm bảo kỷ cương tài chính, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh sự tùy tiện, tham ô, tham nhũng tiền của Nhà nước và của nhân dân đóng góp.

1.2.4.3. Quan hệ giữa các cấp chi ngân sách

Quan hệ giữa các cấp chi ngân sách trong hệ thống NSNN được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nhiệm vụ chi cụ thể.

- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách của chính quyền nhà nước cấp trên cho ngân sách của chính quyền nhà nước cấp dưới nhằm đảm bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó (kinh phí uỷ quyền).

- Không được dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của cấp khác (ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi nói trên), trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)