Phương hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 101)

Quảng Bình

Quản lý chi NSNN tất yếu phải dựa trên các đặc thù của địa phương, mục tiêu phát triển của tỉnh, huyện, song phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng; NSNN thực sự trở thành công cụ, chìa khoá của các cơ quan quyền lực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững. Theo đó phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách ở huyện Bố Trạch cần tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, quản lý chi NSNN phải bảo đảm hiệu quả KT - XH cao trong việc sử dụng NSNN. NSNN là nguồn tài lực quan trọng, là tài sản do nhân dân đóng góp, nên yêu cầu sử dụng có hiệu quả là yêu cầu tất yếu của quản lý. Để thực hiện tốt định hướng này cần phải:

- Các quyết định chi ngân sách phải chuẩn xác, hướng đầu tư chắc chắn đạt được hiệu quả KT - XH cao. Cần phải có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

phát triển tốt làm căn cứ cho kế hoạch đầu tư vốn Nhà nước. Các định hướng phát triển phải đáp ứng được yêu cầu thị trường, khai thác được các lợi thế cạnh tranh địa phương. Các định hướng chiến lược phải chuyển hóa thành các chương trình kinh tế, các dự án đầu tư. Việc lựa chọn các dự án đầu tư đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm phải trên cơ sở thẩm định nghiêm túc, xuất phát từ tiêu chuẩn hiệu quả KT - XH cao.

- Việc phân bổ ngân sách cho đầu tư phải tập trung, tránh dàn trải, các công trình phải được đưa vào sử dụng đúng thời hạn. Sử dụng ngân sách cho đầu tư phải hiệu quả, tiết kiệm. Muốn vậy, việc phân bổ ngân sách phải dựa trên cơ sở một hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hợp lý. Quá trình sử dụng ngân sách phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện kịp thời những hiện tượng tiêu cực, lãng phí. Cần có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá việc sử dụng ngân sách tiết kiệm. Đặc biệt phải sử dụng các mô hình khoán chi phù hợp nhằm thúc đẩy các đơn vị tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.

Thứ hai, chi ngân sách phải tính đến hiệu quả đầu ra, gắn liền với mục tiêu, chiến lược phát triển KT - XH, phù hợp với đặc thù kinh tế trên địa bàn. Xác định nội dung trọng tâm cần đầu tư, với phương châm không đầu tư dàn trải, ưu tiên các công trình trọng điểm. Xây dựng cơ cấu chi thường xuyên hợp lý gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tăng chi đầu tư phát triển tạo bứt phá phát triển lợi thế địa phương, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Thứ ba, hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương phải lấy cơ sở tham chiếu là lý luận quản lý chi ngân sách theo các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam nói chung, Bố Trạch nói riêng. Các chuẩn mực chung về quản lý chi ngân sách đều hướng tới mục đích cuối cùng là làm cho ngân sách trở thành công cụ đắc lực của các cấp chính quyền trong quản lý, điều tiết KT - XH. Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng và là thành

viên chính thức của WTO. Vấn đề hiện nay là làm thế nào để có thể tối đa hóa lợi ích của quá trình hội nhập. Muốn vậy, quản lý chi ngân sách ở Bố Trạch cần phải được đổi mới cho tương thích với các chuẩn mực chung; phải xác định đúng đắn chức năng, sứ mệnh của mình, đồng thời tạo điều kiện để thực hiện tốt nhất chức năng đó. Mặc dù có sự khác biệt nhất định về trình độ, điều kiện phát triển, song, để tham gia vào quá trình hội nhập WTO, đòi hỏi phải hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, hoàn thiện quản lý chi cần được thực hiện từng bước: Với những đặc thù nhất định của đất nước hiện nay và định hướng phát triển trong tương lai, hoàn thiện quản lý chi ngân sách nên được tiến hành từng bước. Phân cấp ngân sách là một trong những nội dung không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSĐP. Tuy nhiên, phân cấp ngân sách luôn tiềm ẩn nguy cơ chênh lệch vùng, miền; chênh lệch giữa các nhóm đối tượng trong xã hội. Hướng tới mục đích lâu dài là sự phát triển bền vững, quản lý chi ngân sách phải hài hòa được tính hiệu quả và tính công bằng trong phân bổ, sử dụng nguồn lực; đảm bảo một mức cung cấp dịch vụ, hàng hóa công nhất định cho mọi đối tượng không phân biệt vị trí địa lý, trình độ văn hóa, tầng lớp dân cư. Tương tự như vậy, việc gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách đòi hỏi những điều kiện nhất định. Tuy vậy, cũng không thể cứ ngồi chờ để khi hội đủ các điều kiện đó mới thực hiện mà phải tiến hành từng bước, phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng giai đoạn phát triển.

Thứ năm, quản lý chi NSNN phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý chi ngân sách và nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách: Hình thành bộ máy quản lý chi NSNN đủ sức giải quyết các vấn đề phức tạp để chi NSNN vừa đúng chế độ, vừa hoàn thành các mục tiêu đặt ra là nhiệm vụ khó khăn. Cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý ngân sách: Cơ quan Tài chính - Kế hoạch,

KBNN và chính quyền địa phương trong quá trình điều hành ngân sách, đồng thời phối hợp với các đơn vị hưởng ngân sách trên địa bàn để tinh giảm bộ máy, giảm tải công việc, tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý. Đi đôi với bộ máy quản lý đa năng, tổng hợp, cần tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý vững về lý luận, thành thạo về mặt nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức để giảm thiểu các sai phạm trong quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)