Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 64)

7. Kết cấu của đề tài

2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC

2.3.1 Về xây dựng và thực thi chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch xuất khẩu hàng hóa

Những năm vừa qua, công tác quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chiến lược cho hoạt động XK đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Dựa vào tình hình Kinh tế thế giới, đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, Chính phủ sẽ đưa ra những mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu trong từng thời kỳ, sau đó các Bộ ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và chiến lược XK cụ thể cho từng mặt hàng và cho từng thời kỳ. Trong thời gian qua, một số cơ quan, đơn vị công tác dự báo về thị trường XK đã đạt được độ chính xác tương đối như: dự báo giá cả XK trên nền diễn biến bất thường của kinh tế thế giới, nhất là xu thế diễn biến hoạt động thương mại tại Trung Quốc, tài chính-tín dụng, tỷ giá các đồng ngoại tệ mạnh, tác động đến xuất khẩu.

Để xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về xuất khẩu hàng hóa Chính phủ cần Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2471/QĐ-TTg ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011). Mục tiêu phát triển của kế hoạch này như sau:

- Mục tiêu tổng quát: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng.

- Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân

11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030; Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm; Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.

2.3.2 Về xây dựng và thực thi pháp luật về xuất khẩu hàng hóa

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Chính phủ đã xây dựng và ban hành một số Luật, quy định, nghị định, thông tư về quản lý Nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Phân định rạch ròi giữa giữa chức năng QLNN và chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, hạn chế quản lý bằng hạn ngạch, phân cấp quản lý xuất, nhập khẩu trên cơ sở minh bạch hóa các ngành hàng xuất, nhập khẩu; mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong khuôn khổ pháp luật (Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001); tăng cường hỗ trợ cho hoạt động xuất, nhập khẩu (Quyết định 133/2001/QĐ-CP và Thông tư 76/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về cơ chế hỗ trợ tín dụng XK qua Quỹ Hỗ trợ XK; Quyết định 47/2004/QĐ-TTg về chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm gồm 16 chủng loại mặt hàng (thủy sản, gạo, chè, cà phê chế biến, hạt tiêu chế biến, rau quả và rau quả chế biến, dệt mau, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử - tin học, sản phẩm nhựa, chất dẻo, đồ chơi, vật liệu gốm, sứ xây dựng, sản phẩm cơ khí, điện gia dụng, thịt lợn, thực phẩm chế biến).

Luật thương mại năm 1997 ra đời đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách kinh tế và pháp luật kinh doanh của Việt Nam. Luật thương mại cung cấp điều kiện pháp lý cho các Doanh nghiệp thực hiện Hợp đồng thương mại, tạo khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh các mối quan hệ kinh

doanh. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Luật thương mại năm 1997 đã tỏ ra lạc hậu và bất cập. Vì vậy, ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật thương mại mới số 36/2005/QH11 và cho đến nay Luật thương mại năm 2005 vẫn được các thương nhân trong và ngoài nước cũng như người tiêu dùng đánh giá khá cao.Những nét mới trong Luật thương mại năm 2005 liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu, mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể như sau:

- Luật thương mại năm 2005 khẳng định quyền họat động XK của mọi thương nhân đối với mọi loại hàng hóa, trừ những mặt hàng pháp luật cấm XK. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về những hàng hóa thuộc diện cấm XK. Đối với những mặt hàng cần thực hiện quản lý XK theo giấy phép thì thủ tục cấp phép phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo Hiệp định cấp giấy phép XNK của WTO.

- Các quy định về xuất, nhập khẩu, mua bán hàng hóa quốc tế được bổ sung nhiều trong Luật thương mại năm 2005 so với Luật thương mại năm 1997, như: Luật thương mại năm 1997 quy định về Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và do đó lấy quốc tịch của các thương nhân để làm tiêu chí xác định loại Hợp đồng này thì Luật thương mại 2005 đã mở rộng phạm vi loại hợp đồng này khi không dùng khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhấn nước ngoài mà quy định về mua bán hàng hóa quốc tế. Quy định này phù hợp hơn với thực tiễn của hoạt động mua bán hàng hóa hiện nay. Do đó, Luật thương mại 2005 không căn cứ vào quốc tịch của thương nhân mà căn cứ vào hình thức mua bán hàng hóa để xác định hợp đồng loại này, theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 27).

Ngoài Luật thương mại, Nhà nước cũng hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản Luật khác liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế là: Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11; Luật Hải quan số 42/2005/QH11 thay thế cho Luật Hải quan số 29/2001/QH10; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.

Thời gian qua, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đã có nhiều thay đổi, hoàn thiện với sự ban hành và có hiệu lực của một loạt văn bản pháp Luật như: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013, Luật Thú y năm 2015, Luật Hải quan năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế năm 2016, Luật Dược năm 2016,...

Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Để hướng dẫn các Luật về thuế được Quốc hội ban hành trong năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế.

- Đối với hoạt động thương mại biên giới, để khắc phục một số tồn tại, vướng mắc tại Thông tư số 52/2015/TT-BCT, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 34/2016/TT-BCT quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày

20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới, có hiệu lực từ ngày 15/02/2017, thay thế cho Thông tư số 52/2015/TT-BCT.

Bên cạnh hệ thống pháp luật quản lý chuyên ngành, cơ chế quản lý với từng lĩnh vực, mặt hàng cụ thể, hệ thống pháp luật về hải quan thời gian qua cũng có rất nhiều thay đổi, cải tiến với sự ban hành và có hiệu lực của Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Căn cứ các quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP nêu trên, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng hướng dẫn thi hành, góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, minh bạch hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

2.3.3 Về xây dựng và thực thi chính sách về xuất khẩu hàng hóa

Những chính sách của Chính phủ từ trước đến nay luôn tạo thuận lợi tối đa cho Doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể các chính sách hỗ trợ xuất khẩu thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu chuyển dần sang xuất khẩu các nhóm hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao và tăng hiệu quả kinh tế và chất lượng của xuất khẩu. Nhà nước đã ban hành các cơ chế, chính sách quản lý và khuyến khích xuất khẩu đối với những ngành ưu tiên xuất khẩu. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã ban hành gồm:

2.3.3.1Chính sách tín dụng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu

- Bổ sung thêm nguồn vốn cho Ngân hàng phát triển để cho các doanh nghiệp được vay vốn tín dụng xuất khẩu. Cơ cấu nguồn vốn tin dụng theo hướng ưu tiên cho tín dụng xuất khẩu;

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ – CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ theo hướng mở rộng danh mục mặt hàng được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu là gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, xe đạp, cao su, nhóm hàng cơ khí, sắt thép, các sản phẩm từ gang thép, VLXD, túi xách, vali, ô dù…

- Rà soát quy trình, thủ tục và thời gian cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn.

Hiện nay, chính sách tín dụng xuất khẩu và đầu tư hiện hành được quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ – CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ và quy định tại Thông tư số 69/2007/TT – BTC ngày 25/5/2007 của Bộ Tài chính. Theo đó, Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng gồm các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hóa thuộc diện có vay vốn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Vì vậy, ngân hàng phát triển Việt Nam không chỉ thực hiện hình thức tín dụng xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà cón thực hiện cả hình thức tín dụng đầu tư thông qua các hình thức: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp có dự án thuộc diện vay vốn đầu tư quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ - CP. Các doanh nghiệp sản xuất vẫn có thể vay vốn ưu đãi của Ngân hàng phát triển khi có các dự án thuộc diện vay vốn đầu tư của Nhà nước.

Từ năm 2001, Chính phủ có chủ trương cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Theo thỏa thuận gia nhập WTO, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bãi bỏ Quỹ hỗ trợ phát triển.Ngay trong quý 4 năm 2008, Bộ Tài chính cùng các Bộ liên quan đã trình Chính phủ việc điều chỉnh, thay đổi các chính sách, cơ chế hiện hành nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu phù hợp với các cam kết trong WTO. Tuy nhiên, số liệu xuất khẩu năm 2008 cho thấy việc xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

- Về biện pháp bảo hiểm xuất khẩu: Đây là một biện pháp không vi phạm quy định của WTO đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới từ nhiều năm qua. Bảo hiểm xuất khẩu được hiểu như một hình thức hỗ trợ của Chính phủ thông qua ngân hàng, công ty bảo hiểm cung cấp các dịch vụ tín dụng, bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Bảo hiểm xuất khẩu khuyến khích các nhà xuất khẩu tiến hành các

giao dịch thương mại tại các thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu một cách hiệu quả nhất. Khi được áp dụng, đây sẽ là một biện pháp thay thế các biện pháp bị cấm của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực.

- Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia có hiệu lực từ cuối năm 2005 theo Quyết định 279/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (được xây dựng theo định hướng về thị trường, ngành hàng xuất khẩu của chiến lược xuất khẩu thời kỳ 2006-2010) và Quyết định số 247/QĐ-TTg (Quyết định phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 và định hướng đến năm 2030). Bộ Công thương được Chính phủ giao là đơn vị chủ trì chương trình này, hàng năm Nhà nước đầu tư cho chương trình này từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu. Trong 5 năm 2006-2010, chương trình XTTM quốc gia có 669 đề án với tổng kinh phí 620,2 tỷ đồng, hỗ trợ 19.000 lượt doanh nghiệp tham gia, 11.932 hợp đồng và biên bản ghi nhớ trị giá 3,6 tỷ USD.

Năm 2011 với kinh phí 55 tỷ đồng, gồm 50 đề án của 22 tổ chức XTTM và 16 địa phương, hỗ trợ 2.529 doanh nghiệp dàn dựng 4.389 gian hàng, ký kết hợp đồng trên 800 triệu USD, tổ chức nhiều đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại nước ngoài… Cục XTTM (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị XTTM khác triển khai nhiều hoạt động XTTM thuộc Chương trình XTTM quốc gia trong các năm 2015-2016. Với vai trò cơ quan thường trực Ban Thư ký Chương trình XTTM quốc gia, trong năm 2015, Bộ Công Thương đã phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)