Xây dựng và thực thi pháp luậtvề xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.3.2 Xây dựng và thực thi pháp luậtvề xuất khẩu hàng hóa

Nhà nước cần phải thực hiện vai trò chủ thể quản lý đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng việc ban hành những văn bản pháp luật. Những văn bản pháp luật có liên quan đến xuất khẩu hàng hóa đó là: Luật thương mại, Luật ngoại thương, Luật doanh nghiệp, Luật Hải quan, Luật thuế, Luật dân sự, pháp lệnh ngoại hối… cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Ngoài ra, còn có các định chế về ngoại thương như: Danh mục các hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu; danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép; danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành,... các luật thuế khác, các quy chế hoạt động của các khu chế xuất, đặc khu kinh tế,…

Về nguyên tắc, khi Nhà nước xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật thì các văn bản pháp luật đó phải đồng bộ và nhất quán, ít thay đổi và có tính tiên liệu, phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu. Chỉ có như vậy mới hướng được toàn bộ các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung đi đúng quỹ đạo của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định, mới tạo ra được hành lang pháp lý thuận lợi thúc đầy các hoạt động kinh tế.

Với tư duy định hướng các văn bản pháp lý được xây dựng thông thoáng để thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội, việc thực thi pháp luật phải mang tới động lực để khuyến khích các chủ thể thực hiện đúng các quy định pháp lý. Các công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu không gây ra cản trở cho các hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 25 - 26)