7. Kết cấu của đề tài
2.3.3.2 Chính sách Thuế
Từ cuối năm 2003, thuế xuất khẩu hầu hết các hàng hóa thông thường đã được bãi bỏ nhằm khuyến khích mở rộng xuất khẩu (trừ một số tài nguyên không thể tái tạo và nguyên vật liệu quý hiếm). Ngoài việc được miễn thuế xuất khẩu, các nhà xuất khẩu còn được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) và được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập, số lượng ưu đãi tùy thuộc vào mức độ định hướng xuất khẩu và định hướng phát triển vùng ( ví dụ vùng nông thôn và khu công nghiệp). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi thuế đặc biệt, thường gồm miễn thuế nhập khẩu máy móc và tư liệu sản xuất.
Từ yêu cầu chung cần thiết phải có một hệ thống pháp luật riêng quy định chi tiết, cụ thể về cách tính thuế cũng như phương hướng thực hiện quản lý về thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 đã ra đời kèm theo đó là một số văn bản hướng dẫn có liên quan như: Nghị định số 149/2005/NĐ - CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 66/2002/NĐ- CP ngày 1/7/2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế; Thông tư số 59/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Từ đó, có thể thấy hệ thống thuế quan xuất khẩu Việt Nam đã và đang đi theo chuẩn mực chung của thế giới và phù hợp với điều kiện mới của đất nước trong quá trình hội nhập.
Những ưu đãi và khuyến khích về thuế đã có tác động tích cực tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đặc biệt việc đánh thuế xuất khẩu 0% đối với hầu hết các loại hàng hóa xuất khẩu đã góp phần vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
2.3.3.3 Chính sách thương mại
Gia nhập WTO, hệ thống luật pháp thương mại của Việt Nam đã từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh và đến nay đã đáp ứng yêu cầu của WTO. Việt Nam đã điều chỉnh và ban hành một loạt văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp. Ban hành pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc MFN và đối xử quốc gia NT, nhìn chung, tất cả các luật lệ điều tiết trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đến nay đều đã được bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi.
Phần lớn các công cụ này được điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam đã ban hành Biểu thuế mới tuân thủ theo nguyên tắc phân loại HS của tổ chức Hải quan thế giới và sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có biểu thuế phù hợp với cam kết gia nhập WTO.
Việt Nam cam kết sẽ miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn, giảm thuế với các yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa (bởi việc miễn, giảm thuế XK và thuế NK dựa trên thành tích XK hoặc tỷ lệ nội địa hóa bị coi là trợ cấp và bị cấm theo quy định của WTO).
Kể từ khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã dành quyền kinh doanh đầy đủ cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) từ ngày 01/01/2007, ngoại trừ đối với một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế “Thương mại nhà nước” và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi ( như gạo và dược phẩm, phải tới ngày 01/01/2011). Quyền kinh doanh đầy đủ dành cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp nói trên bao gồm quyền được bán sản phẩm nhập khẩu cho mọi cá nhân hoặc doanh nghiệp có quyền phân phối sản phẩm đó tại Việt Nam.
Doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế.
2.3.3.4 Chính sách quản lý ngoại hối
Mục tiêu của chính sách tiền tệ của Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền của Việt Nam, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên nền tảng cơ chế tỷ giá đã lựa chọn, việc điều hành chính sách tỷ giá phải theo hướng ngày càng linh hoạt hơn. NHNN đang thực thi lộ trình linh hoạt hóa tỷ giá kể từ năm 2004 qua nhiều bước. Trước hết là bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi suất; tiếp đến là thừa nhận tính tự do chuyển đổi của các ngoại tệ mạnh, cho phép chuyển đổi giữa các ngoại tệ không cần chứng từ, chính thức áp dụng quyền chọn ngoại tệ; các ngân hàng thương mại cũng đã tiến hành quyền chọn USD và tiền Đồng trong điều kiện được tự do thỏa thuận phí quyền chọn; bỏ biên độ giao dịch USD tiền mặt; cho thực hiện cơ chế mua bán ngoại tệ theo giá thỏa thuận. Ngân hàng nhà nước cũng đã có động thái được đánh giá là khá tích cực, đó là mở rộng biên độ dao động tỷ giá. Thực chất, đây là một hình thức điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ có kiểm soát một cách từ từ. Động thái này làm giá trị đồng Việt Nam gần sát hơn với giá trị thực mà không gây biến động với nền kinh tế.
Theo mục 2, điều 39 Nghị định 160/2006/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối thì cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do NHNN Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Như vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tỷ giá VNĐ được xác định dựa trên rổ tiền tệ (B-Basket) thay vì chỉ dựa vào USD.
2.3.4 Về công tác kiểm tra, giám sát xuất khẩu hàng hóa
Hiện nay, Cơ quan chuyên trách về kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là Tổng cục Hải quan (trực thuộc Bộ Tài chính), trong đó hệ thống tổ chức của Hải quan trải khắp các Tỉnh/Thành trong cả nước. Căn cứ
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật Hải quan Số: 42/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và Luật hải quan số 54/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014, Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Trong đó, hiện nay cả nước có 35 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như: Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan Thành Phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Lạng Sơn, Cục Hải quan Bắc Ninh, Cục Hải quan Quảng Ninh, Cục Hải quan Thanh Hóa....Ngoài ra trực thuộc Cục hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn có các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 112/2005/TT-BTC và Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan. Luật Hải quan trên và thông tư của Bộ Tài chính đã quy định rõ trách nhiệm, chức năng và phạm vi hoạt động của Hải quan Việt Nam trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu.
Căn cứ nghị định số 154/2005/NĐ-CP (Nghị định quy định một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan), tại Điều 2 Nghị định quy định rõ Đối tượng phải làm thủ tục Hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan:
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, văn hóa phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan.
2. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
- Về Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan như sau: Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật; Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan; Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật; Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Quy trình kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay gồm hai khâu:
Thứ nhất, Khâu kiểm tra hồ sơ hải quan nhằm mục đích kiểm tra các
thông tin do doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất trình và kê khai. Các nội dung hải quan kiểm tra: kiểm tra việc khai tên và mã số xuất nhập khẩu và khai thuế của người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu các điều kiện, quy định về việc làm thủ tục hải quan; kiểm tra về số lượng các chứng từ phải có của bộ hồ sơ hải quan; kiểm tra chi tiết các tiêu chí, các nội dung khai trên tờ khai hải quan; kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với các nội dung khai trong tờ khai hải quan; kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan; kiểm tra việc khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, kê khai thuế, căn cứ kê khai thuế.
Thứ hai, Khâu kiểm tra thực tế hàng hóa : Các trường hợp kiểm tra thực tế
hàng hoá, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá, kiểm tra về lượng hàng hoá, kiểm tra về chất lượng hàng hoá, kiểm tra xuất xứ hàng hoá, kiểm tra thuế.
Cụ thể khi kiểm tra lô hàng hoa quả tươi (dưa hấu, vải thiều) của Công ty A xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hải quan sẽ yêu cầu Doanh nghiệp xuất trình Tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu (bản chính), bản kê chi tiết hàng hóa (bản chính), giấy phép của cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật (bản chính), C/O - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Giấy kiểm định chất lượng sản phẩm của Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sau khi kiểm tra đầy đủ thủ tục, Lô hàng sẽ được cho phép thông quan để xuất khẩu. Ví dụ khác, khi kiểm tra Lô hàng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm nguyên liệu, thuốc thành phẩm đơn chất và ở dạng phối hợp), các loại vacxim.... của Công ty B xuất sang thị trường Trung Quốc, ngoài những giấy tờ liên quan như công ty A đã nêu ở trên, Công ty B phải xuất trình giấy phép kiểm định sản phẩm của Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) thì mới được Hải quan cho phép thông quan lô hàng để xuất khẩu.
2.3.5 Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa
Căn cứ theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và sau này được bổ sung cụ thể hơn là Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017 đều ghi rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về thương mại và ngoại thương.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ; quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý theo quy định của Luật này. Hiện nay Bộ Công Thương có cơ quan chuyên trách về Xuất nhập khẩu hàng hóa, đó là Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Cục xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức
thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Đồng thời quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu như: Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn , thực hiện cơ chế chính sách về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công hàng hóa với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất xứ hàng hóa đã được cấp có thẩm quyền ban hành; Trình Bộ trưởng ban hành quy định và cấp các loại giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có điều kiện, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, giấy phép về chỉ tiêu, hạn mức, hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh gỗ, quá cảnh vũ khí đạn dược, vật liệu nổ, giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định pháp luật; tham mưu giúp Bộ trưởng điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, bảo đảm cán cân thương mại hợp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; tổ chức thực hiện cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế theo ủy quyền của Bộ trưởng và theo quy định pháp luật; chủ trì tham gia với các đơn vị của Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục Hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, chính sách tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh hàng hóa, kho ngoại quan, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Ngoài ra, trong 64 tỉnh thành trong cả nước đều có Các sở Công thương trực thuộc Ủy ban nhân dân các Tỉnh/Thành phố. Trong đó, Chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương theo quy định của Luật ngoại thương và phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; và chính quyền địa phương các tỉnh giao cho Sở Công