Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 84)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.2 Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì thì hiện nay công tác QLNN đối với hoạt động XK vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:

Thứ nhất, về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Mặc dù, Bộ Công thương đã trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030 và chuyển cho các Bộ/ngành, địa phương để triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch trên, nhưng tốc độ triển khai của các cơ quan Nhà nước trên còn chậm chạp, lề mề.

- Kế hoạch triển khai chưa tốt, dẫn đến tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, thâm hụt thương mại và cán cân thương mại có độ vênh khá lớn. Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3,24 tỷ USD, nhập khẩu từ Trung Quốc là 7,39 tỷ (chênh lệch 4,15 tỷ USD), Năm 2016 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 21,9 tỷ USD, nhập khẩu là 49,9 tỷ USD. Như vậy mức chênh lệch cán cân thương mại của Việt Nam là quá lớn so với Trung Quốc, không đạt được kỳ vọng của các Chuyên gia kinh tế và Chính phủ Việt Nam.

- Cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu về thương mại của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng dẫn đến sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều thách thức về xuất khẩu và có sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa hai nước

Thứ hai, về xây dựng và thực thi pháp luật về XKHH

Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động XK về cơ bản đã đầy đủ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà XK. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO nhiều văn bản pháp luật mới đã ra đời để điều chỉnh kịp thời những hành vi thương mại có thể phát sinh. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số căn bệnh cố hữu của hệ thống các văn bản pháp luật, đó là:

- Các văn bản dưới luật chậm được ban hành, cụ thể như Luật thương mại số 36/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 trong khi đó đến ngày 31/1/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Nghị định 12 bắt đầu

có hiệu lực từ 1/5/2006, điều đó có nghĩa là trong vòng 4 tháng các doanh nghiệp kinh doanh XNK gặp khó khăn trong việc áp dụng Luật vì những quy định trong các văn bản luật cảu Việt Nam rất chung chung, không cụ thể do vậy chỉ có thể hiểu và áp dụng được khi có Nghị định hướng dẫn.

- Giải thích từ ngữ chưa rõ ràng, cụ thể gây khó khăn cho việc hiểu biết và thực thi pháp luật của các DN cũng như việc quản lý của các CQ Nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, ví dụ về nguyên tắc điều hành “xuất khẩu gạo các loại và lúa hàng hóa” theo điều 10 của Nghị định 12 ( Nghị định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài), có một số quy định về nguyên tắc điều hành XK gạo cần phải được làm rõ: cần phải giải thích rõ ràng và nhất quán 02 nội dung: Thế nào là an ninh lương thực? Thế nào là tiêu thụ hết lúa hàng hóa và bảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân? Một vấn đề khác được đề cập trong điều 10 của Nghị định 12 là giá gạo XK phù hợp với mặt bằng giá cả trong nước, cũng cần phải nói rõ là những mặt hàng nào dùng để làm mặt bằng giá đối chiếu và cách đối chiếu ra sao? ấn định giá lúa dựa trên mặt bằng giá các mặt hàng đó theo nguyên tắc nào? Việc không giải thích rõ những vấn đề vừa nêu cũng là nguyên nhân khiến cho giá gạo XK trong thời gian vừa qua rẻ, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) luôn nêu ra vấn đề an ninh lương thực và giá gạo XK “phù hợp với mặt bằng giá cả trong nước” như lý do chính để ngừng XK gạo khi giá gạo thế giới tăng.

- Bên cạnh đó, sự thực thi pháp luật chưa nghiêm từ phía cán bộ QLNN và từ phía các DN: các cán bộ quản lý cố tình làm sai luật, gây khó khăn cho DN, còn một số các DN thì trốn thuế, gian lận trong kê khai hàng hóa...

Thứ ba, về xây dựng và thực thi chính sách XKHH

- Công tác tài chính, tín dụng hỗ trợ XK vẫn còn nhiều bất cập, đó là trong thời gian qua khi nền kinh tế thế giới và trong nước gặp những khó khăn thì trong gói giải pháp kích cầu Chính phủ có chủ trương hỗ trợ tín dụng XK cho các DN nhằm đẩy mạnh hoạt động XK nhưng lãi suất cho vay lại cao hơn lãi

suất cho vay của các ngân hàng thương mại, cụ thể những tháng đầu năm 2009 cho vay tín dụng XK của Nhà nước bằng tiền VNĐ là 6,9%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 5,4%/năm. Trong khi đó, lãi suất của các ngân hàng thương mại khi đã được hưởng hỗ trợ lãi suất chỉ còn 4-5%, thậm chí có nơi chỉ còn 1-2% nên các DN tập trung vay vốn của các Ngân hàng thương mại và xuất hiện nghịch lý vốn ưu đãi nhà nước bị chê, trong khi những năm trước đây DN rất muốn được vay. Đến tháng 4 năm 2009, Bộ Tài Chính đã cso điều chỉnh lãi suất vay bằng tiền VNĐ xuống còn 2,9%/năm và áp dụng cho đến ngày 31/12/2009, tuy vậy vẫn chưa có nhiều DN tiếp cận được nguồn vốn này vì thủ tục vay còn rườm rà, chủ yếu mới có các DN lớn tiếp cận được nguồn vốn này. Khó khăn đối với các DN vừa và nhỏ là về điều kiện thế chấp và xét duyệt cho vay. Các ngân hàng quá chú trọng đến mức độ an toàn và tuân thủ cứng nhắc các thủ tục nên trở nên rất phức tạp đối với DN.

- Liên quan đến bảo lãnh tín dụng XK, trong thời gian vừa qua nhiều DN đang gặp khó khăn, đó là DN chỉ được bảo lãnh trong thời hạn 360 ngày kể từ ngày ký hóa đơn. Nhưng trước khi hàng xuống tàu thì DN cũng phải mất chừng 1-2 tháng chuẩn bị hàng hóa, trong khi đó khoảng thời gian này DN không được bảo lãnh. Mặt khác, một vấn đề hiện nay là theo quy định để được bảo lãnh mỗi dự án DN nhận XK hàng phải bảo đảm 10% vốn đối ứng mà hợp đồng có thể lên tới 30 triệu USD, thậm chí 70-80 triệu USD. Tính ra số vốn đối ứng là rất lớn (3 triệu USD, 7-8 triệu USD), nhất là với những DN vừa và nhỏ với số vốn còn hạn hẹp

- Đối với biện pháp bảo hiểm tín dụng XK. Từ tháng 8/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg, cho phép các Hiệp hội ngành hàng thành lập quỹ Bảo hiểm XK, nhưng đến nay mới chỉ có Hiệp hội cao su Việt Nam là có Quỹ bảo hiểm XK hình thành cuối năm 2006.

- Về công tác Xúc tiến XK, Tuy đã được đầu tư thích đáng của Nhà nước nhưng cho đến nay phát huy chưa đáng kể.

Hiện nay, kinh phí dành cho XTTM của Việt Nam còn hạn hẹp, chỉ bằng 1/30 mức trung bình của thế giới (tính riêng trong khu vực ASEAN thì chỉ bằng ½ so với Philippin, bằng ½ so với Thái Lan) và đáp ứng chưa tới 15% nhu cầu XTTM của các doanh nghiệp Xuất khẩu. Thực tế đã có nhiều đề án Tốt, có tính khả thi cao và thiết thực phục vụ trực tiếp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và an sinh xã hội nhưng do không có kinh phí, nên không được đưa vào phê duyệt thực hiện. Ngân sách XTTM được bố trí ít về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu. Thêm vào đó, các quy định về chi tiêu và giải ngân như: Quy định mức hỗ trợ tối đa cho 01 doanh nghiệp đối với Hội chợ triển lãm XK tại Việt Nam, định mức về tuyên truyền quảng bá mời khách đến giao dịch tại Hội chợ triển lãm; định mức hỗ trợ 1 doanh nghiệp tham gia các đoàn “tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài”…hầu như không còn phù hợp thực tế.

Trong bối cảnh nguồn kinh phí hạn hẹp, các chương trình XTTM tới thị trường nước ngoài trong những năm qua là tương đối ít và đơn giản, chủ yếu là tổ chức Hội chợ thương mại Việt Nam tại các nước Lào, Campuchia, Myanmar và một số Đoàn khảo sát tại Inđonexia, Malaysia…Với hoạt động như vậy và số lượng doanh nghiệp tham gia hạn chế, có thể nói công tác XTTM sang thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung chưa được chú trọng đúng mức.

Thứ tư, Về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XK

Những điểm cón bất cập đó là:

- Trong công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa XK còn tồn tại một số ít cán bộ Hải quan bàng quang với những khó khăn của DN, chậm xử lý vướng mắc, gây phiền hà, sách nhiễu và tiêu cực.

- Trong quá trình kiểm tra, giám sát hải quan, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, mơ hồ. Tình trạng vi phạm về khai hải quan còn xảy ra nhiều. Thời gian thông quan hàng hóa còn chậm; việc xử lý của cơ quan hải quan trong hoạt động quản lý còn nhiều quan điểm trái ngược nhau. Tất cả những điều đó đã ảnh

hưởng không nhỏ và phần nào gây nhiều khó khăn cho cơ quan hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động XK hàng hóa.

- Khi kiểm tra, giám sát hàng hóa XK có sự bất cập, thiếu nhất quán trong thực thi thủ tục Hải quan được các DN phản ánh, như cùng nội dung vụ việc nhưng Hải quan mỗi tỉnh/Thành lại có cách xử lý khác. Cụ thể như trường hợp DN đã nộp thuế nhưng do lỗi kỹ thuật máy tỉnh Hải quan vẫn báo đỏ. Tại Hải quan tỉnh Bình Dương nếu xuất trình chứng từ đã nộp tiền kho bạc thì sẽ được thực hiện tiếp các thủ tục, nhưng Hải quan TP. Hồ Chí Minh thì không chấp nhận như vậy. Hải quan Hải Phòng quản lý vải nguyên liệu XK theo m2, nhưng Hải quan TP.Hồ Chí Minh lại quản lý theo đơn vị tính của Anh bằng yard và inch quá phức tạp.

- Một điểm bất cập nữa đó là hàng XK đi không phải nộp thuế, nhưng khi nhập trả trở vê DN thì phải nộp thuế. DN không thể làm thủ tục hoàn thuế vì Hải quan yêu cầu sẽ khấu trừ thuế cho các lô hàng nhập khẩu sau. Tuy nhiên, có những DN chuyên XK không NK và số tiền thuế cứ bị treo như vậy, ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của DN.

Thứ năm, về tổ chức bộ máy QLNN đối với XKHH

- Bộ máy QLNN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã có nhiều cố gắng để theo sát tình hình thực tế, nhưng nhìn chung hoạt động của toàn bộ hệ thống còn chưa thực sự hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; giữa các định chế quản lý đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn lỏng lẻo, chưa tạo thành sức mạnh tổng hợp.

- Đội ngũ Cán bộ QLNN về XK hàng hóa còn yếu về trình độ và kém về phẩm chất đạo đức, công tác chỉ đạo lại chưa thích hợp. Đây là nguyên nhân sâu xa của những tồn tại trong QLNN về XK.

- Hoạt động XK phải vì mục tiêu chung của đất nước là làm cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho nhân dân. Trong khi đó các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nhất là các cán bộ đàm phán quốc

tế lại hiểu biết không đầy đủ, kinh nghiệm ít, hiểu biết về luật pháp quốc tế, kỹ thuật, kinh doanh hạn chế thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế, tổn thất xã hội lâu dài.

- Vừa qua chúng ta đã kiện toàn bộ máy QLNN về XNK từ trung ương đến địa phương và bước đầu đã ổn định. Tuy nhiên, do khối lượng công việc quá nhiều, sự tập trung chỉ đạo có lúc còn dàn trải, năng lực cán bộ còn bị hạn chế nên cũng cần nghiên cứu xem xét mặt được, mặt chưa được của bộ máy hiện nay.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

- Quy định trong các văn bản pháp luật còn mâu thuẫn, trái ngược nhau do sự phối hợp giữa các Bộ/ngành, cơ quan còn lỏng lẻo, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, nhất quán và kịp thời để giải quyết cùng một vấn đề. Các quy định đưa ra vẫn còn chung chung, giải thích từ ngữ chưa rõ ràng vì văn bản ban hành dựa chủ yếu vào ý chí chủ quan của người làm luật, ít có sự tiếp xúc thực tế với các đối tượng điều chỉnh (các doanh nghiệp, các thương nhân, người dân…).

- Sự điều hành của Nhà nước trên tầm vĩ mô nhiều khi còn lúng túng, theo kiểu thích nghi dần, nhất là từ sau khi gia nhập WTO và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2008 đến nay thì những thiếu sót tồn tại mới có dịp bộc lộ. Chẳng hạn việc điều hành XK mặt hàng gạo trong thời gian qua: Nhà nước ra quyết định tạm ngừng XK gạo trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008 đã làm mất cơ hội XK, giá trị XK giảm và gây phản cảm cho người nông dân.

- Các biện pháp tài chính tín dụng XK, hỗ trợ XK còn bất cập do Chính phủ, các Bộ/ngành còn chưa theo dõi sát tình hình diễn biến kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang có diễn biến bất thường. Lãi suất, điều kiện vay và thời gian vay còn chưa hợp lý vì thực sự các cơ quan quản lý chưa nắm rõ được tình hình vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của các DN.

- Dịch vụ bảo hiểm tín dụng XK chưa phát triển là do sự nhận biết về rủi ro pháp lý quốc tế còn hạn chế, nhiều nhà XK trong nước thậm chí không có

khái niệm bảo hiểm XK là một loại chi phí, nên không đưa chi phí bảo hiểm vào giá thành. Thêm vào đó chính các công ty bảo hiểm cũng ngại tham gia thị trường này “Thông tin thiếu, luật pháp không đồng bộ, dịch vụ kiểm toán chưa đủ độ tin cậy, sổ sách của nhà XK tính minh bạch chưa cao, thiếu công ty thu hồi nợ cũng làm nản lòng nhà bảo hiểm”.

- Những lúng túng, bị động trong việc khai thác các thị trường XK thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các Cơ quan QLNN và các DN. Công tác xúc tiến và thông tin thương mại, dự báo thị trường nhìn chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác QLNN cũng như hỗ trợ doanh nghiệp XK. Các cơ quan QLNN chưa thực hiện tốt công tác phổ biến, hướng dẫn các DN, các địa phương chuẩn bị các điều kiện để đón những cơ hội về thị trường XK do các hiệp định, thỏa thuận hợp tác thương mại đem lại, trong khi đó các DN lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào những hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan thống kê- thông tin dự báo với các tổ chức thông tin báo chí trong và ngoài ngành chưa kết nối, khiến cho thông tin dự báo đưa ra vụn vặt, thiếu trọng tâm.

- Cán bộ, công chức QLNN về XK hàng hóa còn yếu về trình độ, công tác chỉ đạo lại chưa thích hợp, thiếu sót, đạo đức công vụ trong việc thực thi chức trách quản lý còn yếu kém, năng lực cán bộ còn chút hạn chế...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 84)