Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan tác động đến hoạt động XK, bao gồm các nhân tố chính sau đây:

a) Quan điểm cuả quốc gia trong việc lựa chọn chiến lược xuất khẩu

Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cho mình một mô hình thương mại quốc tế, xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp. Các mô hình thương mại quốc tế thường được sử dụng trong hoạch định chính sách xuất khẩu gồm:

Thứ nhất, Chiến lược thay thế nhập khẩu:

Nội dung cơ bản của chiến lược này là xây dựng một nền công nghiệp rộng lớn, trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sau đó là các ngành công nghiệp khác nhằm sản xuất sản phẩm nội địa thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh hiệu quả tăng trưởng, nền sản xuất công nghiệp độc lập còn hy vọng thực hiện tiết kiệm nguồn ngoại tệ. Chiến lược này dựa trên thực tế hiện nay khi các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với môi trường kinh tế quốc tế bị chi phối mạnh mẽ bởi các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia công nghiệp hóa và phát triển cao.

Bên cạnh đó, những rào cản nhập khẩu sẽ làm cho sản xuất trong nước trở thành không hiệu quả. Hơn nữa, sự bảo hộ còn làm giảm khả năng du nhập kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ mới từ nước ngoài. Đồng thời, sức ép cạnh tranh sai lầm tạo ra tính ỷ lại, do vậy ngăn trở quá trình nối kết với sự phát triển công nghệ quốc tế.

Việc thay thế nhập khẩu sẽ gây ra mất cân đối trong cán cân ngoại thương của đất nước. Trên thực tế, việc xác định ngành công nghiệp đáng được hỗ trợ trong nhiều trường hợp là chưa chính xác. Mặt khác, các nhóm lợi ích của các ngành công nghiệp khác luôn tìm cách gây ảnh hưởng với người ra quyết định nhằm hưởng sự bảo hộ của nhà nước. Để khắc phục hạn chế trên,các nước đang phát triển đang tìm cách chuyển sang chiến lược hướng ngoại nhằm phát triển dựa trên thị trường thế giới rộng lớn.

Thứ hai, Chiến lược hướng về xuất khẩu

Chiến lược này nhấn mạnh vào ba nhân tố cơ bản sau :

- Thay vì kiểm soát nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ và kiểm soát tài chính là mở rộng nhanh chóng khả năng xuất khẩu.

- Xây dựng môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống các chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút đến mức tối đa vốn đầu tư của các công ty nước ngoài.

- Hạn chế bảo vệ công nghiệp địa phương, thay vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ các ngành sản xuất hàng xuất khẩu thông qua thuế quan, bù lỗ xuất khẩu…

Các nước áp dụng chiến lược hướng về xuất khẩu hy vọng có thể tác động đến hoạt động XK như:

- Chiến lược hướng ngoại XK tạo khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động. Ngành công nghiệp trưc tiếp xuất khẩu sẽ tác động tới các ngành cung cấp đầu vào, tạo ra mối quan hệ thúc đẩy sự phát triển của các ngành này đồng thời cũng tạo ra quan hệ thuận giúp phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

- Chiến lược hướng ngoại XK tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chiến lược hướng về xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Với những nước đang phát triển, ngoại thương là nguồn tích lũy vốn chủ yếu cho giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.

b) Đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế quốc gia tác động tới QLNN đối với xuất khẩu

Mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế- xã hội đặc thù khác nhau, do đó QLNN đối với xuất khẩu sẽ chịu tác động ảnh hưởng khác nhau. Điều kiện kinh tế và quá trình phát triển đã tác động tới QLNN đối với xuất khẩu của mỗi quốc gia thông qua việc xây dựng chiến lược xuất khẩu, xác định danh mục hàng hóa ưu tiên xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia có nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời. Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển kinh tế, Việt Nam có thể dựa vào thế mạnh nông nghiệp truyền thống của mình để phát triển lên. Trong chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, xu hướng của Việt Nam là bên cạnh việc tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, còn phát triển các mặt hàng công nghiệp chế biến, công nghiệp lắp ráp chế tạo. Vì vậy, trong vài năm trở lại đây, ở Việt Nam hàng nông phẩm không còn là mặt hàng chính trong chiến lược “hướng vào xuất khẩu”. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những nước

xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thị trường thế giới với các mặt hàng như: lúa gạo, cao su, café, hạt điều, tiêu…

Đến nay, Việt Nam đã chú trọng chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn và kĩ thuật cao như : lọc hóa dầu, luyện thép, chế tạo máy, có khí chính xác và điện tử bán dẫn….Và đã đạt được một số thành tựu lớn trong các lĩnh vực sản xuất này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 35 - 38)