Xây dựng và thực thi chính sách về xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 26)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.3.3 Xây dựng và thực thi chính sách về xuất khẩu hàng hóa

Chính sách về xuất khẩu hàng hóa có thể được chia làm hai hoại: chính sách khuyến khích xuất khẩu và chính sách quản lý xuất khẩu.

a) Chính sách khuyến khích xuất khẩu:

Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường gồm ba bộ phận cơ bản: hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, về tiếp cận thị trường và đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ khuyến khích về tài chính – tín dụng thông qua sử dụng các cong cụ, biện pháp kinh tế như thuế xuất khẩu quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu, quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại… Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, để khuyến khích xuất khẩu đều áp dụng mức thuế suất xuất khẩu bằng 0% đối với hầu hết các hành hàng thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng các loại quỹ về hỗ trợ, khuyến khích, thường xuất khẩu và bảo hiểm cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng.

Những biện pháp chính Nhà nước có thể sử dụng để khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu, đó là:

Một là, Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu:

Nhà nước bảo lãnh vay vốn với các Ngân hàng thương mại cho nhà xuất khẩu: Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh XK, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp là những doanh nghiệp rất cần nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại khó đáp ứng các

điều kiện để vay vốn các ngân hàng thương mại. Do vậy, Nhà nước xây dựng và phát triển được các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, các chính sách về bảo lãnh vay vốn tại các ngân hàng thương mại trong nước.

- Nhà nước bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà XK thực hiện cấp cho nhà nhập khẩu: Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu hoặc trả chậm với lãi suất ưu đãi đối với khách hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy có thể có những rủi ro (do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng hóa bằng cách bán chịu, Nhà nước sẽ đứng ra bảo lãnh đền bù nếu bị mất vốn. Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường khoảng 60-70% của khoản tín dụng để các nhà XK phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết hạn tín dụng.

Hai là, Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

Mặc dù có đủ điều kiện được các ngân hàng cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp còn lo lắng khi XK sang một số thị trường có nhiều biến động, dễ gặp rủi ro.Vì vậy, Nhà nước sẽ khuyến khích thông qua nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng, nếu có rủi ro trong quá trình đi vay hay bán chịu, sẽ được cơ quan bảo hiểm đền bù theo mức phí bảo hiểm mà Doanh nghiệp mua.

Ba là, Trợ cấp xuất khẩu:

Theo quan điểm của WTO thì trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được. Như vậy, trợ cấp là những ưu đãi mà chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu bao gồm phạm vi rất rộng như: Chính phủ trực tiếp cấp vốn, cho vay, góp cổ phần, bảo đảm tín dụng.Chính phủ bỏ qua hay không thu các khoản thu mà doanh nghiệp phải nộp; chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ nói chung hoặc mua hàng vào; Chính phủ đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một cơ quan tư nhân thực thi một hay nhiều công việc trên đây.

Bốn là, Hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khi xuất khẩu:

Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp người xuất khẩu tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu.

Các hình thức trợ cấp xuất khẩu:

- Trợ cấp trực tiếp: Là việc Nhà nước dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như: Trực tiếp cấp tiền ( cấp vốn, cho vay ưu đãi hoặc góp vốn cổ phần) hoặc bảo lãnh các khoản vay; Chính phủ miễn những khoản thu lẽ ra phải đóng ( thuế, phí), áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu…, Cho nhà xuất khẩu được hưởng ưu đãi cho đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu. Từ đó trực tiếp làm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

- Trợ cấp gián tiếp: Nhà nước gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu như: Giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu hoặc nhà nước giúp đỡ kĩ thuật và đào tạo chuyên gia.

Năm là, Chính quản lý ngoại hối:

Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác (Ví dụ: 1 USD =22.700 VNĐ). Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của Nhà nước. Nó ra đời từ hoạt động thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của Nhà nước. Vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến XNK hàng hóa: Khi tỷ giá giữa đồng nội tệ/đồng ngoại tệ tăng, tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm, sức cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường thế giới sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Sáu là, Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về Thuế:

Thuế xuất khẩu là thuế đánh vào các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Mục tiêu cơ bản của việc đánh thuế xuất khẩu là để nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và để phục vụ nhu cầu sản xuất trong

nước chứ không vì mục đích tăng ngân sách Nhà nước. Thuế xuất khẩu ít được áp dụng một cách rộng rãi, đặc biệt tại các nước công nghiệp phát triển. Cơ chế thuế xuất khẩu ở các nước đang phát triển rất khác nhau, đặc biệt là ở các nước Châu Phi và các nước Đông Nam Á. Tại các nước này, thuế không chỉ đánh vào nguyên liệu thô mà cả vào các sản phẩm nông sản.

b) Chính sách về quản lý xuất khẩu:

Việc quản lý xuất khẩu được thực hiện bằng cơ chế giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, thủ tục hải quan…Không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia như : bảo vệ tài nguyên, bảo vệ động vật và cây trồng, bảo vệ di sản văn hóa…, Phải kiểm soát một vài dạng xuất khẩu như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu hoặc có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước.

Để quản lý xuất khẩu Nhà nước thường sử dụng các công cụ sau:

Thứ nhất, Cấm xuất khẩu: Cấm không cho xuất khẩu một số những loại

hàng hóa nhằm để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đồ cổ…như: Vũ khí, đạn dược, di vật, cổ vật, động thực vật quý hiếm…

Thứ hai, Quản lý bằng giấy phép xuất khẩu: Cấp giấy phép xuất khẩu là

hình thức Chính phủ sử dụng đối với một số hàng hóa khi Xuất khẩu sang một thị trường xác định.Cấp giấy phép xuất khẩu có thể theo thời kỳ hoặc cho từng số lượng hàng hóa nhất định. Cấp giấy phép xuất khẩu có thể tự động hoặc không tự động tùy thuộc vào điều kiện cụ thể trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Mục đích của cấp giấy phép xuất khẩu là để quản lý những mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Thứ ba, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành: Nhà nước quy định

thủ tục cấp giấy phép cho những người XK. Giấy phép chỉ được cấp cho các tổ chức có quyền kinh doanh XNK trong phạm vi hạn ngạch quy định cho mặt hàng đó. Đối với những mặt hàng đó. Đối với những mặt hàng không quản lý

bằng hạn ngạch thì các tổ chức kinh doanh XNK thực hiện theo kế hoạch đăng ký tại Bộ Công thương không hạn chế số lượng và giá trị.

Thứ tư, Thủ tục hải quan về XK hàng hóa: Hàng hóa XK phải làm thủ tục

hải quan theo các quy định chính thức về XK hàng hóa và có khi theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Việc làm thủ tục XK cho hàng hóa liên quan đến các biện pháp như: Hạn chế số lượng (giấy phép XK); Hạn chế ngoại tệ (giám sát ngoại hối); Hạn chế tài chính (kiểm tra hải quan, thuế quan); Nhu cầu thống kê thương mại (báo cáo thống kê); Kiểm tra số lượng, chất lượng, kiểm tra vệ sinh, y tế, hàng nguy hiểm.

1.2.3.4 Kiểm tra, giám sát đối với xuất khẩu hàng hóa

Hiện nay việc kiểm tra, giám sát đối với HHXK đã được các cơ quan QLNN nới lỏng nhưng vẫn kiểm soát trong thực tế, mục đích chính vẫn là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bên trong lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa để thu về ngoại tệ, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế đất nước. Tổng cục Hải quan Việt Nam (Bộ Tài chính) là cơ quan chuyên trách thực hiện việc làm thủ tục thông quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc thu thuế xuất nhập khẩu, lệ phí theo quy định, kiểm tra, giám sát số lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, .

Đồng thời, căn cứ phân cấp quản lý theo từng nhóm ngành, hàng thì việc kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu được giao cụ thể cho từng Bộ, ngành quản lý theo lĩnh vực của mình. Chẳng hạn, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra và giám sát những mặt hàng trên lĩnh vực của mình quản lý như: Hoa quả tươi, thủy hải sản, đồ gỗ mỹ nghệ, cây cảnh, sản phẩm nông nghiệp…, Bộ Công Thương kiểm tra và giám sát đối với mặt hàng trên lĩnh vực Bộ quản lý như: Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất, khoáng sản, clinker, dầu thô, sản phẩm công nghiệp nhẹ giày, dép, may mặc...., Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ kiểm tra và giám sát các sản phẩm theo lĩnh vực mà Bộ quản lý như: các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch)…, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và kiểm tra các sản phẩm như: Tác phẩm điện ảnh và

sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu, Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh, Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…, Bộ Y tế quản lý và kiểm tra việc xuất khẩu các sản phẩm như: thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm nguyên liệu, thuốc thành phẩm đơn chất và ở dạng phối hợp), các loại vacxim.... Bộ Khoa học và công nghệ giao đơn vị trực thuộc là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chủ trì kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ. Ngoài ra, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý ngoại thương theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan;

1.2.3.5 Về tổ chức bộ máy QLNN đối với xuất khẩu hàng hóa

Bộ máy QLNN về XK hàng hóa quy định rõ trong Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và sau này được bổ sung trong Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương và Bộ

Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương. Bộ Công Thương cũng là cơ quan trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ; Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban

hành văn bản quy phạm pháp luậtvề quản lý ngoại thương. Ngoài ra, Bộ Công Thương còn chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và Chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ trì, phối hợp đàm phán điều ước quốc tế và giám sát việc thực hiện cam kết của các đối tác, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền; quản lý ngoại thương và phát triển hoạt động ngoại thương theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương, quản lý ngoại thương.

Thứ hai, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây

dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý ngoại thương; chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ,

cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá

nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch y tế biên giới, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan

ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh XK; xử lý kịp thời các ách tắc về tín dụng; đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý cho doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hàng XK.

Thứ bảy, Chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương và phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 26)