7. Kết cấu của đề tài
2.1.3 Thuế quan ưu đãi và Quy tắc xuất xứ hàng hóa
Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán với ASEAN, Trung Quốc bắt đầu thực hiện Hiệp định Thu hoạch sớm nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc ưu đãi cho 593 dòng thuế.
Quy chế xuất xứ trong bối cảnh ACFTA đảm bảo rằng chỉ những hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn của điều khoản Quy chế xuất xứ của ACFTA mới đủ điều kiện tham gia vào thuế quan ưu đãi. Điều này áp dụng cho các hàng hóa được quy định trong Chương trình Thu hoạch sớm và Hiệp định Thương mại hàng hóa. ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý các tiêu chuẩn để hưởng mức thuế quan ưu đãi phải là hàng hóa có toàn bộ nội dung và giá trị gia tăng dựa trên ít nhất 40% hàm lượng giá trị nội dung của quốc gia thành viên hoặc các quốc gia trong khu vực.
Các quốc gia đang đàm phán cho các điều khoản khác như là việc thông qua các quy định dệt may CEPT vào điều khoản Quy chế xuất xứ của ACFTA. Các tiêu chuẩn về nội dung và giá trị gia tăng là tương tự với điều khoản Quy chế xuất xứ của AFTA.
Hiệp định về thương mại hàng hóa và Thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc ký tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn. Hiệp định về thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005. Hiệp định thương mại dịch vụ được ký bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 ASEAN -Trung Quốc vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu, Phillippines và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Ủy ban Đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (AC- TNC) đã hoàn tất thương lượng về Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2008, và ký kết hiệp định này trong khuôn khổ Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 vào tháng 8 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc các tiến trình đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do đã được hoàn tất theo như Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đặt ra.
Tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 192,5 tỷ USD năm 2008. Sự tăng trưởng này đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN vào năm 2009, chiếm 11,3% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc. Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) nhằm giới thiệu các sản phẩm của hai bên được tổ chức hàng năm tại Nam Ninh, Trung Quốc kể từ năm 2004, với nhiều sản phẩm mới được giới thiệu mỗi năm bởi các doanh nghiệp từ hai bên. Ngoài ra, Hội nghị Thương mại và Đầu tư ASEAN-Trung Quốc (CABIS), được tổ chức tiếp nối với hội chợ CAEXPO hàng năm, là một cách thức hiệu quả để chính phủ và khu vực tư nhân xích gần nhau hơn nhằm trao đổi quan điểm về các vấn đề ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và kinh doanh của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.