Những đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 80)

7. Kết cấu của đề tài

2.4 Những đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC

2.4.1 Những kết quả đã đạt đƣợc

Thứ nhất, về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Nhà nước đã sớm xây dựng và hoàn thiện về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2011), với mục tiêu Tổng kim ngạch XNK hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010.

- Căn cứ vào chiến lược này, Bộ Công thương xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu và xác định mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô.

- Có thế thấy nhờ có chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cụ thể này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng liên tục qua các năm. năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc mới đạt 3,24 tỷ USD và tính đến năm 2016 đã đạt đến 21,9 tỷ USD (tăng gấp 7 lần so với năm 2006), vượt mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đề ra.

- Chiến lược, kế hoạch này đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và mở rộng khả năng XK, nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng XK sang thị trường Trung Quốc. Đảm bảo môi trường đầu tư tốt cho các nhà tư bản nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đầu tư máy móc, thiết bị, nhân công đẩy mạnh XK sang thị trường đông dân, đầy tiềm năng này.

- Bên cạnh đó, Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc chuyển biến tích cực, trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhiều mặt hàng đã tìm được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Trung Quốc và đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ngày càng sát với định hướng QLNN, đó là xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có xu hướng tăng, xuất khẩu các nguyên liệu thô và sơ chế giảm xuống. Đặc biệt với sự xuất hiện của các mặt hàng công nghiệp giá trị cao và đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 3 năm gần đây như xăng dầu các loại, sản phẩm hóa chất, sản phẩm nhựa, điện thoại và các loại linh kiện….,cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã có sự thay đổi nhanh và rõ nét hơn.

Thứ hai, về xây dựng và thực thi pháp luật về XKHH

Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động XKHH. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong thương mại, đặc biệt thương mại quốc tế đó là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới năm 2006, đây là sự nỗ lực và cố gắng lớn của Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành và hoàn thiện rất nhiều các văn bản pháp luật để điều chỉnh các hành vi thương mại.

Hiện nay, chúng ta đã có một hệ thống văn bản Luật điều chỉnh các hành vi thương mại nói chung và các hành vi liên quan đến XK hàng hóa nói riêng. Trong kỳ họp Quốc hội khóa 11, đã thông qua nhiều các văn bản Luật quan trọng trong đó có các văn bản Luật liên quan đến hoạt động XK hàng hóa, đó là: Luật thương mại số 36/2005/QH11, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật Hải quan số 42/2005/QH11…Và ngay sau đó, Chính phủ, các Bộ/ngành ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện. Điều này tạo ra tâm lý yên tâm, tin tưởng cho các thương nhân về môi trường pháp lý Việt Nam.

Bên cạnh đó, hàng loạt Hiệp định thương mại đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các đối tác song phương và đa phương, mở đường cho phát triển hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam, trong đó phải kể đến Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) ký năm 2003, Hiệp định thương mại Việt Mỹ ký năm 2000 và Hiệp định thương mại Việt Nam-Nhật Bản ký năm 2008.

Thứ ba, về xây dựng và thực thi chính sách XKHH

Nhà nước đã ban hành chính sách giúp các nhà kinh doanh XK hoạt động có hiệu quả hơn.

- Trong thời gian từ năm 2002 đến nay, Nhà nước đã ban hành khá nhiều chính sách giúp hỗ trợ và khuyến khích các nhà XK, đó là các chính sách hỗ trợ về vốn, Tín dụng XK, cho vay với lãi suất ưu đãi, Bảo lãnh tín dụng XK, bảo

hiểm tín dụng XK, hỗ trợ về nguồn hàng, về thị trường XK…Mở rộng quyền kinh doanh XNK cho tất cả các cá nhân và tổ chức.

- Thêm vào đó Doanh nghiệp XK còn được hưởng những ưu đãi về thuế XK (được miễn thuế, hoàn thuế, giảm thuế). Chúng ta cũng đã khẩn trương và thực hiện nghiêm túc những cam kết trong các Hiệp định thương mại đã ký kết và được phía đối tác tin tưởng. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, Bộ tài chính đã đưa ra hàng loạt các biện pháp điều chỉnh thuế suất một số mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và năm 2009 cho DN nhỏ và vừa; giãn thời hạn nộp thuế; đã giúp doanh nghiệp XK giảm bớt khó khăn, giảm chi phí giá thành sản phẩm, chi phí quản lý thuế.

Việc đầu tư cho chương trình XTTM với kinh phí ngày càng cao đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật…ở thị trường nước ngoài, từ đó thúc đẩy các hoạt động XK hàng hóa.

Thứ tư, Về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XK

- Đối với các hoạt động quản lý XK để đảm bảo an ninh, quốc phòng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên…, thì việc quản lý theo hướng đơn giản thông thoáng và mở rộng hơn nhưng vẫn đảm bảo sự nghiêm minh pháp luật. Thủ tục hải quan đối với kiểm tra, giám sát hàng XK đã có những biến đổi nhanh gọn và hiện đại, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.

- Những năm gần đây, kể từ khi triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà đặc biệt ngày 28/5/2014 chính thức áp dụng Hệ thống VNACCS-VCIS trong thông quan hàng hóa, phục vụ yêu cầu cải cách, hiện đại hóa quản lý nhà nước về Hải quan nói chung, việc thực hiện thủ tục thông quan điện tử đã làm giảm công việc cho công chức Hải quan và cán bộ của doanh nghiệp đi làm thủ tục. Toàn bộ công việc được xử lý thông qua hệ thống điện tử giúp cho việc quản lý được hiệu quả, khoa học; hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, hạn chế tình trạng tiêu cực xảy ra.

- Thường xuyên tổ chức các Ban ngành phối hợp liên quan các Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Bộ Y tế…xuống các địa phương, Tỉnh/thành phố trong toàn quốc để tiến hành thu thập thông tin, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách xuất khẩu hàng hóa và việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu, hàng hóa.

Thứ năm, về tổ chức bộ máy QLNN đối với XKHH

- Các cơ quan QLNN như thương mại, tài chính, ngân hàng, hải quan…có nhiều cố gắng cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lợi cho nhà XK.

- Các cơ quan QLNN đã có những chính sách để tận dụng cơ hội của quá trình hội nhập. Hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường được quan tâm đặc biệt: Trong hoạt động đối ngoại, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đặt lên hàng đầu việc vận động gia tăng xuất khẩu, đầu tư; hoạt động tìm hiểu thị trường, công tác Xúc tiến thương mại được chú trọng hơn. Vị thế quốc tế của nước Ta tiếp tục được nâng cao đã tạo thêm thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.

- Bộ máy điều hành quản lý XNK được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và hoạt động XNK, việc quản lý theo hướng đơn giản, thông thoáng và rộng mở hơn nhưng vẫn đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

- Đã có cơ chế phối hợp liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các hình thức hiện đại như mạng trực tuyến hoặc chỉ định các đầu mối liên hệ, chẳng hạn đầu mối Bộ Công Thương là Cục Xuất nhập khẩu, đầu mối Bộ Tài Chính là Tổng cục Hải quan, đầu mối Bộ Y Tế là Cục an toàn thực phẩm, đầu mối Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông là Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản...

- Vai trò quan trọng của bộ máy QLNN trong việc định hướng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường quốc tế nói chung và xuất khẩu sang Trung Quốc nói riêng.

2.4.2 Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì thì hiện nay công tác QLNN đối với hoạt động XK vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:

Thứ nhất, về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Mặc dù, Bộ Công thương đã trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030 và chuyển cho các Bộ/ngành, địa phương để triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch trên, nhưng tốc độ triển khai của các cơ quan Nhà nước trên còn chậm chạp, lề mề.

- Kế hoạch triển khai chưa tốt, dẫn đến tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, thâm hụt thương mại và cán cân thương mại có độ vênh khá lớn. Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3,24 tỷ USD, nhập khẩu từ Trung Quốc là 7,39 tỷ (chênh lệch 4,15 tỷ USD), Năm 2016 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 21,9 tỷ USD, nhập khẩu là 49,9 tỷ USD. Như vậy mức chênh lệch cán cân thương mại của Việt Nam là quá lớn so với Trung Quốc, không đạt được kỳ vọng của các Chuyên gia kinh tế và Chính phủ Việt Nam.

- Cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu về thương mại của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng dẫn đến sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều thách thức về xuất khẩu và có sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa hai nước

Thứ hai, về xây dựng và thực thi pháp luật về XKHH

Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động XK về cơ bản đã đầy đủ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà XK. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO nhiều văn bản pháp luật mới đã ra đời để điều chỉnh kịp thời những hành vi thương mại có thể phát sinh. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số căn bệnh cố hữu của hệ thống các văn bản pháp luật, đó là:

- Các văn bản dưới luật chậm được ban hành, cụ thể như Luật thương mại số 36/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 trong khi đó đến ngày 31/1/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Nghị định 12 bắt đầu

có hiệu lực từ 1/5/2006, điều đó có nghĩa là trong vòng 4 tháng các doanh nghiệp kinh doanh XNK gặp khó khăn trong việc áp dụng Luật vì những quy định trong các văn bản luật cảu Việt Nam rất chung chung, không cụ thể do vậy chỉ có thể hiểu và áp dụng được khi có Nghị định hướng dẫn.

- Giải thích từ ngữ chưa rõ ràng, cụ thể gây khó khăn cho việc hiểu biết và thực thi pháp luật của các DN cũng như việc quản lý của các CQ Nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, ví dụ về nguyên tắc điều hành “xuất khẩu gạo các loại và lúa hàng hóa” theo điều 10 của Nghị định 12 ( Nghị định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài), có một số quy định về nguyên tắc điều hành XK gạo cần phải được làm rõ: cần phải giải thích rõ ràng và nhất quán 02 nội dung: Thế nào là an ninh lương thực? Thế nào là tiêu thụ hết lúa hàng hóa và bảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân? Một vấn đề khác được đề cập trong điều 10 của Nghị định 12 là giá gạo XK phù hợp với mặt bằng giá cả trong nước, cũng cần phải nói rõ là những mặt hàng nào dùng để làm mặt bằng giá đối chiếu và cách đối chiếu ra sao? ấn định giá lúa dựa trên mặt bằng giá các mặt hàng đó theo nguyên tắc nào? Việc không giải thích rõ những vấn đề vừa nêu cũng là nguyên nhân khiến cho giá gạo XK trong thời gian vừa qua rẻ, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) luôn nêu ra vấn đề an ninh lương thực và giá gạo XK “phù hợp với mặt bằng giá cả trong nước” như lý do chính để ngừng XK gạo khi giá gạo thế giới tăng.

- Bên cạnh đó, sự thực thi pháp luật chưa nghiêm từ phía cán bộ QLNN và từ phía các DN: các cán bộ quản lý cố tình làm sai luật, gây khó khăn cho DN, còn một số các DN thì trốn thuế, gian lận trong kê khai hàng hóa...

Thứ ba, về xây dựng và thực thi chính sách XKHH

- Công tác tài chính, tín dụng hỗ trợ XK vẫn còn nhiều bất cập, đó là trong thời gian qua khi nền kinh tế thế giới và trong nước gặp những khó khăn thì trong gói giải pháp kích cầu Chính phủ có chủ trương hỗ trợ tín dụng XK cho các DN nhằm đẩy mạnh hoạt động XK nhưng lãi suất cho vay lại cao hơn lãi

suất cho vay của các ngân hàng thương mại, cụ thể những tháng đầu năm 2009 cho vay tín dụng XK của Nhà nước bằng tiền VNĐ là 6,9%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 5,4%/năm. Trong khi đó, lãi suất của các ngân hàng thương mại khi đã được hưởng hỗ trợ lãi suất chỉ còn 4-5%, thậm chí có nơi chỉ còn 1-2% nên các DN tập trung vay vốn của các Ngân hàng thương mại và xuất hiện nghịch lý vốn ưu đãi nhà nước bị chê, trong khi những năm trước đây DN rất muốn được vay. Đến tháng 4 năm 2009, Bộ Tài Chính đã cso điều chỉnh lãi suất vay bằng tiền VNĐ xuống còn 2,9%/năm và áp dụng cho đến ngày 31/12/2009, tuy vậy vẫn chưa có nhiều DN tiếp cận được nguồn vốn này vì thủ tục vay còn rườm rà, chủ yếu mới có các DN lớn tiếp cận được nguồn vốn này. Khó khăn đối với các DN vừa và nhỏ là về điều kiện thế chấp và xét duyệt cho vay. Các ngân hàng quá chú trọng đến mức độ an toàn và tuân thủ cứng nhắc các thủ tục nên trở nên rất phức tạp đối với DN.

- Liên quan đến bảo lãnh tín dụng XK, trong thời gian vừa qua nhiều DN đang gặp khó khăn, đó là DN chỉ được bảo lãnh trong thời hạn 360 ngày kể từ ngày ký hóa đơn. Nhưng trước khi hàng xuống tàu thì DN cũng phải mất chừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 80)