7. Kết cấu của đề tài
1.3 Kinh nghiệm quốc tế đối với xuất khẩu hàng hóa
1.3.1 Kinh nghiệm của Singapo
Singapo được coi như là mô hình của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) và Kinh tế thị trường (KTTT) ở Đông Nam Á. Những thập kỷ gần đây, sự phát triển hiện đại hóa các thể chế TBCN tại Singapo được gia tăng bởi sự hưởng ứng của các nước tư bản phát triển”. Bản thân Singapo cũng rất năng động trong việc hoạch định các chính sách và triển khai các chiến lược phát triển kinh tế của mình trên cơ sở khắc phục sự nghèo nàn về đất đai, tài nguyên và phát huy ưu thế vị trí địa lý và tiến bộ khoa học kĩ thuật, đó là:
a) Lấy xuất khẩu làm thước đo thành công về kinh tế
- Giai đoạn 1965 – 1979
Singapore là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu vào năm 1965. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược này là xây dựng một nền công nghiệp hóa nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Thời kỳ đầu chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, Singapore chủ trương thu hút vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao dộng như ngành kéo sợi, may mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, lắp ráp các thiết bị giao thông vận tải. Từ năm 1970, các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế, Singapore đã thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như đóng tàu biển, lọc dầu. Công nghiệp lọc dầu từng bước trở thành trụ cột của nền kinh tế Singapore. Năng lực lọc dầu hiện nay là 1,1 triệu thùng/ngày,
đưa Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới, sau Houston và Rotecdam, Singapore còn có nhà máy đóng tàu biển Jurong lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài công nghiệp lọc dầu và đóng tàu biển, công nghiệp sản xuất thiết bị điện từ cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp Singapore, năm 1970 chiếm 8,7% lực lượng lao động, năm 1980 chiếm 25,9%. Nó là ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất của quốc gia này.
- Giai đoạn 1980 đến nay
Năm 1980, Singapore bắt đầu bước vào giai đoạn mới của chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu bằng việc tiến hành “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám hơn. Chính sách đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành kỹ thuật cao, tiên tiến, bỏ vốn vào tư bản cố định, xây dựng các ngành công nghiệp điện tử bán dẫn Singapore. Từ đầu những năm 80, các hãng nổi tiếng như Sony, Hitachi, Sanyo Sharp,… của Nhật Bản, Philips của Hà Lan và các hãy máy vi tính của Mỹ ồ ạt đầu tư vào Singapore và biến nước này thành một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, Singapore còn xuất khẩu: phương tiện văn phòng và viễn thông, sản phẩm là: Mỹ 20%, ASEAN 20%, Nhật Bản 10%, EU 10%. Hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị và hóa chất (hơn 60%).
Có thể nói rằng: Nếu so với các nước ASEAN khác thì nền kinh tế thị trường của Singapore “trưởng thành” hơn, ở đó chính sách kinh tế tự do được tôn sùng, luật pháp kinh doanh được tôn trọng, mức độ can thiệp của Nhà nước cũng hợp lý hơn.
b) Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm của nó dành cho xuất khẩu sẽ được ưu đãi nhiều so với những doanh nghiệp cung cấp cho tiêu dùng nội địa.
- Có thể được miến tới 90% thuế lợi tức trong thời hạn 8 năm và có thể kéo dài tới 15 năm nếu như có vốn cố định trị giá khoảng 70% tổng vốn trở lên.
* Mục tiêu của chiến lược công nghiệp hóa ưu tiên xuất khẩu là xây dựng một hệ thống công nghiệp hóa hiện đaiạ nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Để đạt được điều đó, Singapore một mặt xây dựng phát triển và hoàn thiện các tổ chức xúc tiến thương mại để giúp đỡ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, mặt khác phát triển nhanh hoạt động cầu cảng và hàng hải. Tiếp đến là cải thiện môi trường đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Các cơ quan xúc tiến thương mại thường bán thông tin cho các doanh nghiệp với giá chỉ bằng 30-50% chi phí. Theo họ cần phải bán thông tin vì nễu cho không thì các doanh nghiệp sẽ không biết quý trọng các thông tin này và sử dụng một cách lãng phí.
Từ khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế “hướng về xuất khẩu”, Chính phủ Singapore đã đề ra một loạt các chính sách mới nhằm khuyến khích phát triển các ngành sản xuất công nghiệp “hướng về xuất khẩu”, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển mạnh các ngành dịch vụ mà Singapore có lợi thế: dịch vụ cảng biển, hàng không, thương mại (chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất, dịch vụ kho vận,...), du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, đào tạo.
Đồng thời, Chính phủ cũng đề ra một loạt chính sách về tự do hóa thương mại, bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, khuyến khích đầu tư nước ngoài, tranh thủ mời các công ty đa quốc gia và nước mình đầu tư, kinh doanh.
Singapore tiếp tục lựa chọn và khuyến khích những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành kéo sợi, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, lắp ráp các thiết bị điện dân dụng, các phương tiện giao thông vận tải,… Đồng thời, chú trọng đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật tinh xảo như luyện thép, chế tạo máy, chế tạo các thiết bị tự động hóa, điện tử bán dẫn, hóa dầu bắt nguồn từ đòi hỏi của nền kinh tế.
Do đó có thể nói rằng: thành tựu phát triển của Singapore gắn liền với thương mại – lợi thế của một cảng thương mại trung chuyển quốc tế. Cùng với lĩnh vực ngân hàng tài chính, dịch vụ viễn thông và du lịch, hoạt động của lĩnh
vực thương mại đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế Singapore và hiện đại hóa các thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa tại quốc gia này.
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Việc triển khai thực hiện Hiệp định tự do thương mại Trung Quốc- ASEAN (ACFTA) từ 2010 đến nay đã góp phần thúc đẩy đáng kể thương mại của Thái Lan sang Trung Quốc. Trong vòng một năm kể từ tháng 01/2010, xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc đã tăng 19,5%, đạt 26,23 tỷ USD.
Xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường Trung Quốc tăng mạnh chủ yếu là nông sản, thủy sản, may mặc, sản phẩm da, vải, đồ uống, đồ gỗ, các sản phẩm công nghiệp như nhựa, xăng dầu, than đá, cao su, thép, phụ tùng ôtô, máy móc, điện và điện tử.
Nhờ áp dụng ACFTA , thị phần xuất khẩu của Thái Lan trên thị trường Trung Quốc đã có tốc độ mở rộng, tiếp theo là Indonesia. Theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc có xu hướng tăng trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng khoảng 23% tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Hàng hóa xuất khẩu chính của Thái Lan bao gồm ô tô, máy tính, linh kiện và nông sản. ACFTA có hiệu lực đã giúp xuất khẩu nông sản của Thái Lan sang Trung Quốc tăng trong những năm qua.
Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tận dụng cơ hội từ ACFTA để thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 của Thái Lan tăng thêm 1,75%, tương đương 6,37 tỷ đô la Mỹ, nhờ xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Thái Lan sang các nước Trung Quốc tăng đáng kể.
Từ trước đến nay, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu của Thái Lan đã tỏ ra rất thành công, thông qua nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu. Trước năm 1985, xuất khẩu nông sản của Thái Lan (tính gộp cả giá trị xuất khẩu hải sản) luôn có tỷ trọng lớn hơn xuất khẩu hàng chế tạo. Năm 1985, giá trị xuất khẩu hàng chế tạo lần đầu tiên đã vượt qua giá trị xuất khẩu hàng nông sản. Giá trị xuất khẩu hàng chế
tạo đã tăng với tốc độ 30-40% hàng năm, trong khi giá trị xuất khẩu hàng nông sản chỉ tăng trưởng với tốc độ trung bình 10% năm.
Việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực chế tạo của Thái Lan được bắt đầu từ công nghiệp dệt may và giầy dép. Trong giai đoạn cơ cấu lại lần đầu tiên, hàng xuất khẩu chế tạo của Thái Lan bao gồm những ngành hàng có hàm lượng lao động cao như may mặc, giầy dép, hoa quả, đá quý và đồ trang sức. Cơ sở sản xuất của nhiều ngành công nghiệp này đã chuyển từ các nước NIEC lần đầu sang những nước như Thái Lan và những nền kinh tế Đông Nam Á khác do những thay đổi trong lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây lợi thế của Thái Lan với cơ sở sản xuất hàng chế tạo có hàm lượng lao động cao đã nhanh chóng bị suy giảm do sự cạnh tranh từ các nước có mức lao động thấp hơn như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam. Vì vậy, hiện nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng chế tạo chỉ còn dưới 10% năm so với mức 30-40% của những năm trước.
Kinh nghiệm của Thái Lan đã cho thấy rằng hàng xuất khẩu có hàm lượng lao động cao nhưng dựa chủ yếu vào nguồn lực trong nước sẽ có lợi thế cao hơn những hàng có hàm lượng lao động cao nhưng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hàng chế tạo của Thái Lan đã tăng lợi thế cạnh tranh thực tế trong các mặt hàng như máy móc và phụ tùng vận tải, máy móc văn phòng, công cụ viễn thông, thiết bị điện,… Ba sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan là máy móc và công cụ điện tử, máy móc và phụ tùng phi điện tử, phương tiện vận tải và đồ phụ tùng, là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có mức tăng trưởng trung bình ở mức hai con số và đóng góp tới nửa tổng mức tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng chế tạo đặc biệt được thúc đẩy nhờ xuất khẩu các mặt hàng không dựa vào nguồn lực tự nhiên, tăng trung bình hàng năm 25%, góp tới 90% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu.
Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan vẫn khá đa dạng, số lượng chủng loại hàng ngày càng tăng với lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Yếu tố cơ bản góp phần vào thành công trong hoạt động xuất khẩu của Thái Lan là hệ thống đầu tư và thương mại mở cửa. Đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực ASEAN, quan điểm của Thái Lan cho rằng Đông Á và Đông Nam Á đã hướng tới sực tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu trong một thời gian quá dài mà quên mất rằng cũng cần cải thiện trong chính các nền kinh tế của khu vực.
1.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia
Từ khi chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, hoạt động ngoại thương của Malaysia trở nên rất năng động, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Malaysia cũng đã có chính sách phù hợp cho từng thời kỳ để phát triển ngoại thương, bao gồm:
- Ưu đãi các dự án đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thành lập các khu thương mại tự do (AFTA) - Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu
- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% số lượng sản phẩm trở lên.
- Thực hiện tín dụng xuất khẩu trong đó có bảo hiểm các rủi ro trong xuất khẩu.
- Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ liên quan đến xuất khẩu. - Thành lập Cơ quan chuyên trách về xuất khẩu (MATRADE) - Tổ chức nhiều hội chợ xúc tiến xuất khẩu.
- Tổ chức các phái đoàn thương mại (kể cả các phái đoàn cấp cao) ra nước ngoài để tìm hiều cơ hội kinh doanh và đầu tư.
- Thường xuyên đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Với các chính sách phù hợp, xuất khẩu của Malaysia liên tục tăng trong những năm qua bất chấp kinh tế thế giới có nhiều khó khăn. Tổng giao dịch thương mại của Malaysia trong năm 2011 đã tăng 7,8% lên mức cao kỷ lục
1,269 nghìn tỷ ring-git (tương đương với 422 tỷ đô la Mỹ) khi nhu cầu từ châu Á tăng cao đã bù đắp được những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 của nước này tăng trưởng 8,7% từ mức 638,82 tỷ ring-git năm 2010 lên mức 694,55 tỷ ring-git (tương đương với 230,97 tỷ đô la Mỹ). Kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng 8,6% từ mức 528,82 tỷ ring-git của năm 2010 lên mức 574,23 tỷ ring-git (tương đương với 190,96 tỷ đô la Mỹ) trong năm 2011. Thặng dư thương mại của Malaysia đã chạm mức 120,3 tỷ ring-git (tương đương với 40 tỷ đô la Mỹ).
Xuất khẩu sản phẩm điện và điện tử dẫn đầu trong xuất khẩu năm 2011 của Malaysia, chiếm 34,1% tổng xuất khẩu (đạt 236,5 tỷ ring-git); tiếp đến là dầu cọ và sản phẩm dầu cọ đạt 83,4 tỷ ring-git, chiếm 12% xuất khẩu, gas hóa lỏng chiếm 7,2% đạt 50 tỷ ring-git; sản phẩm dầu mỏ đạt 33 tỷ ring-git, chiếm 4,8% xuất khẩu; dầu thô đạt 32 tỷ ring-git, chiếm 4,6% xuất khẩu; gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 19,8 tỷ ring-git, chiếm 2,9% xuất khẩu.
Về thị trường, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng 5,8% lên mức 171,54 tỷ ring-git (tương đương với 57 tỷ đô la Mỹ). Trung Quốc đã chiếm tới 24,7% kim ngạch xuất khẩu của Malaysia và trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Malaysia, sau Châu Âu.
Giai đoạn từ năm 1970, Malaysia thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Malaysia thực hiện mô hình thúc đầy xuất khẩu song có sự khác biệt về các sản phẩm khai thác lợi thế cạnh tranh trong 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1970-1989: Trong giai đoạn này, các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia gồm có: cao su, dầu cọ, gỗ, dầu khí, dệt may, giầy dép, chủ yếu khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển. Để thúc đẩy xuất khẩu trong giai đoạn này, Chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp: (1) Miễn giảm thuế doanh thu
đối với các ngành hàng xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước. (2) Thực hiện biện pháp khấu hao nhanh đối với các công ty xuất khẩu chiếm tỷ lệ 20% tổng doanh thu hàng năm. (3) Xây dựng và phát triển các khu chế xuất và hệ thống kho chứa hàng miễn phí nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. (4) Từng bước thực hiện xuất khẩu những sản phẩm chế tạo: hàng dệt may, giày dép thông qua tự do nhập khẩu những yếu tố đầu vào sản xuất.
* Giai đoạn 1990 – nay: Từ năm 1990, Malaysia chuyển sang thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo, đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường – thay vì chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm hơn tới thị trường các nước phát triển, trong đó đặc biệt tập trung hướng tới thị trường ASEAN và Trung Quốc.
Để đạt được mục tiêu mới, Chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp: (1) Ký kết các hiệp định song phương về giảm thiểu các rào cản với các nước đối tác; (2) Hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận, ký kết giữa Ngân hàng trung ương Malaysia với các ngân hàng nước ngoài; (3) Cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo quy định của khu vực mậu dịch tự do; (4) Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ để