Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 105 - 107)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Nhà nước cần xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế.

- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế, hệ thống xuất khẩu hàng hóa Việt Nam bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch quan hệ thị trường.

- Cùng với việc ban hành các văn bản Luật thì các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành cũng cần phải tiến hành song song để luật ban hành ra không phải chờ một thời gian mới có văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Các cơ quan ban hành văn bản pháp luật cần có sự khảo sát tình hình thực tế để các quy định trong các văn bản phù hợp và sát với tình hình thực tế. Đồng thời khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần có những dự báo xác định những hành vi thương mại trong tương lai để tránh việc các văn bản pháp luật phải sửa đổi, bổ sung liên tục.

- Cải tiến phương thức xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, Bộ, ngành cùng tham gia xây dựng để các văn bản pháp luật đưa ra không có sự mâu thuẫn, trái ngược nhau và tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật.

- Tiến hành rà soát lại hệ thống Luật để điều chỉnh các quy định còn chưa phù hợp hoặc chưa rõ. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh.

- Phổ biến rộng rãi (thông qua các tổ chức Hiệp hội ngành hàng, qua các trang Web…) các văn bản pháp luật và các chính sách, thể chế cho tất cả các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực XNK hàng hóa.

- Đổi mới hoạt động chỉ đạo, điều hành XNK của Chính phủ, các Bộ, ngành theo hướng nhanh chóng, kịp thời, năng động, phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm để vừa bảo hộ được hàng hóa trong nước ở một mức độ hợp lý và thiết thực, vừa khuyến khích được XK. Đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN để tạo thuận lợi và đồng nhất trong việc ra các quyết định quản lý.

- Chủ động nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Việt Nam-Trung Quốc, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền lợi của quốc gia, doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước nên có những hỗ trợ để đào tạo được đội ngũ giỏi cả về luật pháp và ngoại ngữ. Đồng thời cần chú ý đến những thị trường có những nét tương đồng với

Việt Nam là Trung Quốc, bởi nếu nước này bị kiện vì vụ việc gì đó, phía Việt Nam cũng có thể bị kiện với một vụ kiện giống như thế. Để tránh việc bị khiếu kiện, điều quan trọng với các cơ quan QLNN là phải tìm hiễu kỹ về các vụ việc phá giá trong ngành của mình quản lý như qua trang Web của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Danh mục về các vụ việc được cập nhật hàng tuần của Liên minh Châu Âu; Trang Web của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Australia, Ấn Độ…tìm hiểu các thông tin trong các ấn phẩm thương mại và các nguồn trong ngành; tìm hiểu các dữ liệu thương mại. Khi đã vướng phải các vụ kiện này, phải nhanh chóng tính toán các chi phí, mời những Luật sư có kinh nghiệm với các vụ việc này và xem xét cách tiến hành công việc. Hơn nữa, cần duy trì quan hệ tốt với các nhà điều tra và coi việc khiếu kiện chống bán phá giá như một cuộc kiểm toán để chứng minh cho mình trong tương lai.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa – dịch vụ XNK cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, tuy nhiên còn khá nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm hàng hóa, do vậy Nhà nước cần có những phương thức phổ biến rộng rãi những quy định và khuyến khích đối với các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP) để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hình thức phổ biến có thể qua các Hội chợ triển lãm, qua các Hội nghị, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có những đoàn đi kiểm tra thực tế việc sản xuất hàng hóa XK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 105 - 107)