Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị

SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2006 CHO ĐẾN NAY

Kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA), quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được củng cố và mở rộng. Tính đến thời điểm hiện tại Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.

2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trước những năm chưa bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 và trước khi gia nhập ASEAN năm 1995 luôn ở mức khiêm tốn và cán cân chủ yếu nghiêng về nhập siêu là chủ yếu. Nhưng kể từ khi gia nhập ASEAN (năm 1995) và sau này là gia nhập tổ chức thương mại thế giới (năm 2006), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục về quy mô và tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu. Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc cũng không ngừng được mở rộng, đánh dấu cho một thời kỳ phát triển mới của quan hệ hợp tác song phương. Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong 25 năm qua, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn

2.220 lần, từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên tới 71,9 tỷ USD năm 2016 (tăng 7,9 % so với năm 2015). Đặc biệt, trong thời gian từ năm 2001 đến nay, quan hệ thương mại Việt-Trung có bước phát triển mạnh mẽ và liên tục, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân đạt 27,4%/năm, trong đó, nhập khẩu tăng trung bình 32,10%/năm và xuất khẩu tăng 21,20%/năm . Trong những năm gần đây, bất chấp nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt vô vàn khó khăn và đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm dần, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc mới đạt 3,24 tỷ USD. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 12,4 % lên 3,65 tỷ USD, năm 2008 tăng 33% lên 4,85 tỷ USD, đến năm 2009 tăng 11,4% lên 5,40 tỷ USD, tiếp theo năm 2010 đạt 7,31 tỷ USD (tăng 35,3%) và 2011 đạt 11,13 tỷ USD (tăng 52,2%), sau đó năm 2012 đạt 12,39 tỷ USD (tăng 11,3%), năm 2013 đạt 13,10 tỷ USD (tăng 5,7%), năm 2014 tiếp tục đà tăng đạt 14,80 tỷ USD (tăng 13,0%), năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 17,10 tỷ USD (tăng 14,8%) và vào năm 2016 đạt 21,9 tỷ USD (tăng 28,4% so với năm 2015). Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam gần như tăng liên tục kể từ năm 2006 và có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong những năm qua (Xem Bảng 2.1).

Đó là chỉ tính theo những thống kê chính thức của Việt Nam, còn nếu tính cả các con số phi chính thức, như buôn lậu,... hoặc nếu theo các thống kê của Trung Quốc, thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc còn cao hơn và lên đến gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, có thể nói, một nền kinh tế với quy mô chỉ chừng 200 tỷ USD mà giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu với Trung Quốc lại lên đến mức xấp xỉ 70 tỷ USD (tức là chừng 1/3 GDP, theo thống kê của Việt Nam).

ngạch thương mại song phương Việt - Trung đạt 98,2 tỷ

Trung Quốc vẫn tiếp tục sụt giảm từ đầu năm và chưa có dấu hiệu phục hồi, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN đều giảm (kim ngạch nhập khẩu bình quân của Trung Quốc từ khối ASEAN giảm 1%) thì kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng ghi nhận ở mức 2 con số.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Qua số liệu tại bảng 2.1, có thể thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2006 đến 2016

luôn duy trì ở mức bình quân 10%. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 8,1 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng sang đến năm 2007-2008 tỷ trọng này giảm xuống chút ít còn 7,5-7,7% và tiếp tục tăng lên trong năm 2009 đến 2012 và tiếp tục duy trì ở mức bình quân 10% cho đến hiện nay. Thông qua số liệu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cho thấy Việt Nam vẫn chú trọng nhiều hơn tới thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản (Xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.1 : 10 thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.2.2 Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Có gần 40 mặt hàng được xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản; hàng công nghiệp chế

biến và một số mặt hàng công nghiệp nặng; khai khoáng và sản phẩm khai khoáng; máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện điện tử…Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2016 lớn nhất thuộc về các mặt hàng gạo, dầu thô, điện, linh kiện điện tử, thủy sản, dệt may…

Bảng 2.2 Bảng thống kê 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực Trung Quốc năm 2015 - 2016

Đơn vị tính: triệu USD; %

Stt Mặt Hàng Chính Năm 2015 Năm 2016 Tăng/giảm

1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện 2.647 4.059 53,3 2 Hàng rau quả 1.195 1.739 45,5 3 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

1.016 1.660 63,4

4 Xơ, sợi dệt các loại 1.365 1,651 20,9 5 Dầu thô 810 1.308 61,4 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 714 1.112 55,9 7 Gỗ và sản phẩm gỗ 975 1.020 4,7 8 Cao su 763 994 30,2 9 Giày dép các loại 754 905 20 10 Sắn và các sản phẩm từ sắn 1.168 868 -25,7 11 Hàng dệt, may 670 825 23,1 12 Điện thoại các loại và linh kiện 530 800 51

13 Gạo 856 782 -8,6

14 Hàng thủy sản 451 685 51,9 15 Hạt điều 351 423 20,4

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2015. Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch lớn và tăng trưởng khá cao trong năm 2016 như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt trên 4 tỷ USD, tăng 53,3%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 55,9%); mặt hàng dầu thô (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 61,4%) điện thoại các loại và linh kiện (đạt 800 triệu USD, tăng 51%). Ngoài ra, mặt hàng rau quả và thủy sản

cũng có sự tăng trưởng mạnh lần lượt đạt trên 1,7 tỷ USD (tăng 45,5%) và 685 triệu USD (tăng 51,9%).

Với dân số trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc có nhu cầu đa dạng với thị hiếu và ẩm thực khác nhau giữa các vùng miền: dân cư các tỉnh Đông Bắc và miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, Tây Nam có nhu cầu về thủy sản, miền Đông và các trung tâm kinh tế như Thẩm Quyến, Chu Hải, có nhu cầu lớn về các loại nông lâm sản cao cấp (đồ gỗ, thủy sản tươi sống, hoa quả), phía Nam có nhu cầu nhiều về gạo và hoa quả nhiệt đới... Do đó, nông sản của Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Trung Quốc.

- Mặt hàng gạo: Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam. Trung Quốc hiện nhập khẩu gạo chính từ Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Pakistan,... Gạo Việt Nam chủ yếu được biết trong giới doanh nghiệp nhập khẩu gạo, chưa có thương hiệu trên thị trường bán lẻ. Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 1,7 triệu tấn gạo sang thị trường Trung Quốc, kim ngạch đạt 782 triệu USD giảm 8,6% so với năm 2015, chiếm 48,5% lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc.

- Thuỷ sản: Mặc dù Trung Quốc là nước có sản lượng thuỷ sản lớn nhất thế giới và cũng là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, tuy nhiên thuỷ sản nhập khẩu cũng rất được ưa chuộng. Thời gian qua, ngoài các mặt hàng truyền thống như tôm đông lạnh, tôm sú sống, mực, bạch tuộc… thì cá tra và cá ba sa của Việt Nam cũng đang tiêu thụ tốt tại thị trường Trung Quốc. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 685 triệu USD tăng 51,9%.

- Trái cây: Trong thời gian qua nhu cầu của Trung Quốc với các sản phẩm trái cây nhiệt đới nhập khẩu như thanh long, vải, nhãn, xoài, sầu riêng vẫn không ngừng tăng. Năm 2016, Trung Quốc có nhiều đợt lạnh lịch sử khiến lượng cung nội địa đối với một số loại trái cây bị ảnh hưởng, trái cây của năm mới chưa vào mùa nên lượng trái cây nhập khẩu vẫn giữ xu thế tích cực.

- Sắn lát: Trung Quốc có nhu cầu lớn về lượng tinh bột sắn, nhu cầu khoảng 1,5-2 triệu tấn, hàng năm đều nhập từ Việt Nam, Thái Lan khoảng 800 nghìn tấn. Trung Quốc cũng có nhu cầu nhập khẩu sắn lát khô để sản xuất cồn. Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 3,2 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam, đạt kim ngạch khoảng 868 triệu USD, giảm 25,7% so với năm 2015.

Xuất khẩu một số mặt hàng có tăng trưởng dương so với năm 2015 là thủy sản (tăng 51,9%), rau quả (tăng 45,5%), hạt điều (tăng 20,4%). Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu giảm là sắn và các sản phẩm từ sắn (giảm -25,7%), gạo (giảm -8,6%), ... Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung trên thế giới tăng kéo theo giá xuất khẩu giảm hoặc do nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc giảm mạnh đối với gạo, sắn nên kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ.

2.2.3 Về thực trạng thƣơng mại biên giới hai nƣớc

Hoạt động thương mại biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên những địa bàn biên giới. Đồng thời, hoạt động thương mại biên giới cũng trở thành cầu nối để đưa các nhà sản xuất trong nước tham gia vào các hệ thống thị trường hàng hóa của khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với việc phát triển hoạt động thương mại biên giới trong tình hình mới, hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới đất liền ngày càng được chú trọng, quan tâm phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường, góp phần phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống cư dân biên giới cũng như sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thời gian vừa qua, thương mại biên giới có nhiều thay đổi về cơ cấu hàng hóa theo hướng đa dạng, phong phú hơn. Cùng với đó, các Hiệp định về thương mại, hệ thống pháp luật về thương mại, cơ chế, chính sách thương mại qua biên giới đã được ban hành. Đó là các công cụ quan trọng trong quản lý, điều hành

hoạt động thương mại qua biên giới góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu qua biên giới ngày càng phát triển.

Do đó, quan hệ thương mại, trao đổi biên mậu với Trung Quốc trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể. Tốc độ và kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đều tăng mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm: Hoa quả tươi, cao su, sản phẩm nông sản, thủy sản, lương thực, thực phẩm chế biến, gỗ, mặt hàng nguyên nhiên liệu, khoáng sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Máy móc, thiết bị thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng, điện năng, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, hóa chất, than cốc, nguyên liệu thuốc lá và hàng hóa tiêu dùng… Phương thức kinh doanh đa dạng như: Xuất nhập khẩu trực tiếp, tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan, trao đổi của cư dân biên giới.

Hiện nay, biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc có tất cả 21 cửa khẩu, 4 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ tiểu ngạch, 56 đường mòn và 13 chợ biên giới khẩu. Hoạt động kinh tế biên mậu Việt – Trung tồn tại dưới 3 hình thức chính: Chính ngạch, tiểu ngạch và trao đổi của cư dân biên giới. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung ương, các tỉnh biên giới, đã thực hiện thêm chức năng xuất nhập khẩu ủy thác, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa qua biên giới để hưởng hoa hồng.

Thương mại biên giới Việt - Trung chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền tăng 40,6% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 856,5 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền đạt kim ngạch 627,7 triệu USD, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2015; Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 228,7 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Xuất khẩu biên mậu sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2016 chủ yếu do đóng góp của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như máy tính điện tử, rau

hoa quả, dây điện, dây cáp điện, dệt may, giầy dép, cao su. Cụ thể so với cùng kỳ năm 2015, mặt hàng rau hoa quả đạt kim ngạch xuất khẩu 186,6 triệu USD, tăng 118,8%, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất với 29,7%; mặt hàng máy tính điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 174,3 triệu USD, tăng 241,7%, chiếm 27,8%; mặt hàng dây điện, dây cáp điện đạt kim ngạch 69,5 triệu USD, tăng 228,6%, chiếm 11,1%.

2.2.4 Chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu

Cùng với việc tháo gỡ các rào cản thương mại, vướng mắc về hàng rào thuế quan, hay câu chuyện về bảo hộ thị trường nội địa, theo nhìn nhận của giới chuyên gia xuất khẩu, điểm mấu chốt để nâng cao giá trị hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc là cải thiện chất lượng và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Mặc dù so với thị trường Châu Âu, Mỹ, hay thị trường Nhật, Trung Quốc là một thị trường dễ tính, nên hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc về cơ bản ít gặp phải rào cản thương mại và soi xét về chất lượng sản phẩm, hơn nữa các sản phẩm của Việt Nam phù hợp với như cầu tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc và được phía người dân đánh giá cao. Thực tế cho thấy, việc cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một trong những yếu điểm của doanh nghiệp Việt bấy lâu nay do hạn chế về công nghệ, thiết kế sản phẩm..., khiến việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, do phần lớn quy mô doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên năng lực cạnh tranh cũng không cao.

Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản… hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, nhưng lại được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Giá trị gia tăng của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường còn thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao so với các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu ra bên ngoài.

Những thương hiệu Việt Nam đã được người tiêu dùng Trung Quốc đón nhận và đánh giá cao gồm: cà phê Trung Nguyên, giày dép BITIS, BITAS, gạo Lộc Trời, hàng thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ, kẹo dừa Vĩnh Tiến, đệm cao su Vạn Thành, ….

Bản thân các doanh nghiệp như Trung Nguyên cũng đã chú ý đến đầu tư công nghệ để cho ra những sản phẩm có giá trị cao, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực thực hiện.

Hay như vải thiều, Dưa hấu là những đặc sản của Việt Nam được nhiều nước quan tâm, nhưng để xuất khẩu được sản phẩm này, doanh nghiệp đã mất nhiều thời gian thăm dò thị trường, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 54)