Hoàn thiện các chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 107)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.3 Hoàn thiện các chính sách

3.3.3.1 Tín dụng xuất khẩu và Xúc tiến xuất khẩu

a) Tín dụng xuất khẩu: Với hình thức tín dụng XK như: Cho vay tín dụng

định phải bãi bỏ nên chúng ta vẫn được tiếp tục áp dụng. Biện pháp này nên theo hướng:

- Chính phủ tiếp tục có những ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động XK như trong Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng XK của Nhà nước. Chính phủ nên cho phép Ngân hàng phát triển Việt Nam được chủ động quyết định mức lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng nhóm đối tượng khách hàng trên cơ sở lãi suất sàn do Bộ Tài chính quy định. Chính phủ nên có những ưu đãi hơn nữa về lãi suất đối với các khoản vay quá hạn vì trong thời điểm này các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước đều gặp khó khăn. Chính phủ có thể có thể cung cấp các gói hỗ trợ sản xuất, XK như xem xét dành 1 tỷ USD bổ sung cho Ngân hàng phát triển và các ngân hàng thương mại để các doanh nghiệp sản xuất, XK vay theo lãi suất ngoại tệ. Các mặt hàng cần được ưu tiên hỗ trợ là thủy sản, gạo, cà phê, hạt tiêu, dệt may, da giày…

- Về điều kiện thế chấp vay và thời gian cho vay: Tùy từng thời kỳ cụ thể và từng doanh nghiệp cụ thể Ngân hàng có thể linh hoạt để giảm bớt điều kiện thế chấp vay và giãn thời gian cho vay đối với các doanh nghiệp, nhất là trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Tập trung vào các khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vì khối doanh nghiệp này mới trụ vững được chứ chưa đủ sức phát triển bền vững trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Nếu rút hỗ trợ ngay, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị hụt hẫng, bản thân các doanh nghiệp này vốn ít sức cạnh tranh thấp nên cần hỗ trợ nhiều, được tạo điều kiện thuận lợi thì mới phát triển được, nên không phạt trả nợ đối với khối doanh nghiệp này..

- Có cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay XK với lãi suất ưu đãi, khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng XK, chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xuất vì mục đích XK. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ người cho vay sang vị thế đối tác hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp.

- Nhà nước nên hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua (Nhà nhập khẩu nước ngoài), thay vì chỉ phục vụ nhà NK trong nước như hiện nay. Chính phủ có thể xem xét cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài hoặc dành điều kiện cho các nhà nhập khẩu được trả chậm. Khi mua hàng của các doanh nghiệp Việt Nam, nhà nhập khẩu nước ngoài có thể được hỗ trợ một khoản tiền tương ứng với 50% lãi suất vay ngân hàng mà họ phải trả khi vay tiền mua hàng. Khoản tiền này sẽ được chuyển cho nhà NK nước ngoài thông qua các doanh nghiệp XK Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào năng lực tài chính của Nhà nước và đại diện mặt hàng cần hỗ trợ theo hình thức này.

- Về bảo lãnh tín dụng XK, hiện nay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thời gian bảo lãnh (tối đa 12 tháng) và số vốn đối ứng để được bảo lãnh đối với mỗi hợp đồng XK (10% giá trị hợp đồng). Nhà nước có thể tạo điều kiện tăng thêm thời gian bảo lãnh (tăng thêm 12 tháng) và miễn hoặc giảm tỷ lệ thu vốn đối ứng (giảm xuống còn từ 3-5% giá trị hợp đống thay vì 10% giá trị hợp đồng) đối với doanh nghiệp khi tham gia bảo lãnh cho vay XK.

b) Xúc tiến xuất khẩu:

- Năm 2016 áp dụng mô hình triển khai đề án XTTM quốc gia mới, trong đó tăng tính chủ động của đơn vị chủ trì trong triển khai đề án, dù gặp những khó khăn ban đầu, nhưng đa số các đơn vị chủ trì đã triển khai tốt các đề án, huy động các nguồn lực của ngành, của địa phương triển khai đề án, quản lý tốt hơn chất lượng doanh nghiệp và hàng hóa tham gia Chương trình, đặc biệt là các hoạt động XTTM tại nông thôn, miền núi, biên giới.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng đi vào nề nếp đã nâng cao hiệu quả tổ chức cũng như hiệu quả tham gia hội chợ triển lãm của các doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng lực cho các trung tâm XTTM địa phương trong việc tổ chức hội chợ triển lãm nói riêng và tổ chức các sự kiện XTTM nói chung.

- Đối với các doanh nghiệp - những người hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình có cơ hội tham gia vào các hoạt động XTTM hiệu quả, nhằm tìm kiếm

khách hàng mới, đồng thời duy trì, củng cố quan hệ với những bạn hàng sẵn có. Các doanh nghiệp có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận được với công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật để giúp việc sản xuất sản phẩm và cải tiến mẫu mã phù hợp hơn với thị trường. Đồng thời, nhận định xu hướng thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để có căn cứ xây dựng định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển các nguồn lực.

- Về đào tạo nâng cao năng lực tổ chức hoạt động XTTM quốc gia cho các đơn vị chủ trì, doanh nghiệp tham gia Chương trình:

+ Chương trình XTTM quốc gia đã phê duyệt 7 đề án đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong hoạt động XTTM, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm. Ngay sau khi phê duyệt Chương trình XTTM quốc gia năm 2016, Ban Quản lý Chương trình đã tổ chức 3 khóa tập huấn tại khu vực phía Bắc, miền Trung, miền Nam nhằm hướng dẫn cho các đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai, cách thức triển khai thực hiện chương trình đảm bảo đúng quy định, đạt mục tiêu của Chương trình.

+ Thông qua dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” đã tổ chức gần 30 khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan XTTM cũng như

doanh nghiệp, trong đó hơn 15 khóa đào tạo tập trung vào kỹ năng xúc tiến thương mại, kỹ năng tham gia hội chợ triển lãm, kỹ năng thu thập thông tin thị trường, khách hàng, xúc tiến bán hàng cho các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt cho các trung tâm XTTM địa phương, hiệp hội là đơn vị chủ trì và doanh nghiệp tham gia Chương trình trước khi triển khai đề án.

+ Chương trình, thông qua hỗ trợ các hoạt động cụ thể đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì thực hiện triển khai các hoạt động XTTM, doanh nghiệp tham gia hoạt động XTTM trong và ngoài nước. Qua đó vai trò và năng lực của các tổ chức XTTM, hiệp hội ngành hàng, trung tâm XTTM địa phương đã có những

tiến bộ rõ nét. Các hoạt động XTTM đã được triển khai bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hơn các năm trước. Năng lực tham gia hoạt động XTTM của doanh nghiệp được nâng cao đáng kể, doanh nghiệp đã từng bước quen thuộc và chủ động hơn trong việc tham gia hoạt động XTTM trong và ngoài nước.

- Về xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động XTTM: Ban Quản lý Chương trình đã đôn đốc, hỗ trợ các địa phương, căn cứ vào Quyết định số 72/2010/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng cơ chế hỗ trợ hoạt động XTTM tại địa phương. Đến nay, có gần 50 địa phương đã ban hành Quyết định về cơ chế hỗ trợ hoạt động XTTM địa phương hoặc ban hành kế hoạch XTTM trong trung và dài hạn tạo điều kiện cho các cơ quan XTTM cũng như doanh nghiệp địa phương chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động XTTM.

3.3.3.2 Về chính sách thuế

Nhà nước có thể nghiên cứu miễn, giảm, hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai sản xuất và XK. Xem xét tạm thời không áp dụng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng XK như nguyên liệu chất dẻo, nguyên liệu thủy sản, xơ sợi…

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tiến hành cắt giảm thuế Nhập khẩu theo cam kết, toàn bộ các cam kết về thuế của Việt Nam có một số nét như sau: Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm từ 17,4% xuống còn 13,4%. Thời gian thực hiện sau 5-7 năm.

Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% dòng thuế trong biểu thuế), ràng buộc ở mức thuế hiện hành khoảng 3.700 dòng thuế chiếm (34,5%), rang buộc ở mức thuế trần cao

hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng chiếm 30% chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.

Một số mặt hang đang có thuế suất cao từ 20%, 30% sẽ được cắt giảm ngay khi gia nhập như: dệt may, gỗ, giấy, máy móc thiết bị điện tử, hàng chế tạo khác.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%.

Hiện nay đối với Việt Nam, thuế nhập khẩu là biện pháp quan trọng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng theo cam kết với WTO và AFTA thì thuế nhập khẩu của Việt Nam bắt buộc phải cắt giảm, theo đó mức độ bảo hộ sản xuất trong nước sẽ giảm. Để tận dụng những lợi thế do hội nhập mang lại nhưng cũng hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực, luật thuế XNK phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng:

- Nghiên cứu đẩy mạnh triển khai hình thức bảo hiểm tín dụng XK, vì đây là một yêu cầu và đòi hỏi tất yếu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các doanh nghiệp XK khi chúng ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Hoạt động bảo hiểm này phát triển mạnh tại Châu Âu, chiếm 80% thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng XK toàn thế giới, đặc biệt như ở Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha. Bảo hiểm tín dụng XK cũng được các nước Châu Á khác như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng có hiệu quả để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh XK. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường XK đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng XK là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.Bảo hiểm tín dụng XK sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng , phát triển mặt hàng và thị trường XK, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường XK

nhiều rủi ro. Nhà nước nên tiếp tục cử các chuyên gia khảo sát thêm một số quốc gia có thị trường bảo hiểm tín dụng XK phát triển mạnh, hoàn tất đề án phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng ở Việt Nam, còn Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập công ty bảo hiểm tín dụng XK càng sớm càng tốt.

Ngoài việc hoàn thiện và đổi mới trong chính sách tài chính hỗ trợ XK của Nhà nước thì các doanh nghiệp cũng phải rà soát các hợp đồng XK đã ký, nhất là các hợp đồng dài hạn, hợp đồng có kỳ hạn. Đặc biệt, chú ý các vấn đề về khả năng thanh toán của đối tác. Cẩn trọng trong việc sử dụng các công cụ thanh toán, điều kiện thanh toán trong các giao dịch có khả năng tiềm ẩn rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của đối tác.

3.3.3.3 Chính sách thương mại

a) Trợ cấp xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản

Do các chính sách trợ cấp XK có tính sơ xuất thương mại nhiều nhất, nên WTO quy định chặt chẽ đối với nhóm này. Về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm trợ cấp XK. Nếu nước thành viên WTO có trợ cấp XK thì phải cam kết cắt giảm. Có 6 hình thức trợ cấp XK đối với hàng nông sản:

- Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng XK

- Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ cho XK với giá rẻ

- Tài trợ các khoản chi trả cho XK, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khoản được để lại.

- Trợ cấp cho nông sản dựa theo tỷ lệ XK

- Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển

- Ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng XK hơn hàng nội địa.

Nước ta cam kết bỏ trợ cấp XK ngay khi gia nhập WTO. Bảo lưu được quyền áp dụng điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển, nghĩa là được phép áp dụng hai loại trợ cấp (5) và (6). Đối với hai loại trợ cấp này, Nhà nước nên hỗ trợ: Miễn hoặc giảm cước phí vận chuyển

hàng hóa trong nước và quốc tế, thu một lượng rất nhỏ đối với chi phí tiếp thị (như quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài…).

Đối với Việt Nam, hiện nay các mặt hàng nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng kim ngạch XK và là các mặt hàng sử dụng nhiều lao động (lợi thế của Việt Nam). Do vậy, Nhà nước vẫn nên quan tâm để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài việc áp dụng hai loại trợ cấp trên, Chính phủ có thể áp dụng các giải pháp khác như:

- Khuyến khích các doanh nghiệp XK ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân: Những biện pháp này đã được đề cập từ nhiều năm nay nhưng chưa được các doanh nghiệp thực sự quan tâm vì: (i) sản xuất nông nghiệp của ta còn khá manh mún, để có đủ hàng hóa, doanh nghiệp phải ký hợp đồng và theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng của rất nhiều hộ nông dân. Việc làm này thường tốn nhiều thời gian và chi phí; (ii) doanh nghiệp chỉ có thể ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dài hạn với nông dân khi bản thân họ đã có đầu ra ổn định. Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng các kho chứa, dự trữ sản phẩm.

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho nông dân để giảm bớt giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Biện pháp hỗ trợ đầu tư chủ yếu hiện nay là miễn giảm thuế nông nghiệp và hỗ trợ qua tín dụng (khoanh nợ, giãn nợ, cho vay với lãi suất ưu đãi…).

- Đầu tư mạnh cho con giống để cải thiện năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường ngoài nước.

- Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến nông, khuyến ngư và nhanh chóng hình thành mạng lưới khuyến nông – ngư từ tỉnh đến cơ sở, giúp bà con nông dân tiếp cận công nghệ sản xuất mới và chủ động phòng ngừa dịch bệnh.

b) Trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng công nghiệp và các mặt hàng còn lại

Chúng ta cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO ( trợ cấp gắn với thành tích XK và trợ cấp tỷ lệ nội địa hóa). Tuy nhiên, với các hình thức trợ cấp gián tiếp thì WTO không yêu cầu các nước phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)