Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Việc triển khai thực hiện Hiệp định tự do thương mại Trung Quốc- ASEAN (ACFTA) từ 2010 đến nay đã góp phần thúc đẩy đáng kể thương mại của Thái Lan sang Trung Quốc. Trong vòng một năm kể từ tháng 01/2010, xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc đã tăng 19,5%, đạt 26,23 tỷ USD.

Xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường Trung Quốc tăng mạnh chủ yếu là nông sản, thủy sản, may mặc, sản phẩm da, vải, đồ uống, đồ gỗ, các sản phẩm công nghiệp như nhựa, xăng dầu, than đá, cao su, thép, phụ tùng ôtô, máy móc, điện và điện tử.

Nhờ áp dụng ACFTA , thị phần xuất khẩu của Thái Lan trên thị trường Trung Quốc đã có tốc độ mở rộng, tiếp theo là Indonesia. Theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc có xu hướng tăng trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng khoảng 23% tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Hàng hóa xuất khẩu chính của Thái Lan bao gồm ô tô, máy tính, linh kiện và nông sản. ACFTA có hiệu lực đã giúp xuất khẩu nông sản của Thái Lan sang Trung Quốc tăng trong những năm qua.

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tận dụng cơ hội từ ACFTA để thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 của Thái Lan tăng thêm 1,75%, tương đương 6,37 tỷ đô la Mỹ, nhờ xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Thái Lan sang các nước Trung Quốc tăng đáng kể.

Từ trước đến nay, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu của Thái Lan đã tỏ ra rất thành công, thông qua nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu. Trước năm 1985, xuất khẩu nông sản của Thái Lan (tính gộp cả giá trị xuất khẩu hải sản) luôn có tỷ trọng lớn hơn xuất khẩu hàng chế tạo. Năm 1985, giá trị xuất khẩu hàng chế tạo lần đầu tiên đã vượt qua giá trị xuất khẩu hàng nông sản. Giá trị xuất khẩu hàng chế

tạo đã tăng với tốc độ 30-40% hàng năm, trong khi giá trị xuất khẩu hàng nông sản chỉ tăng trưởng với tốc độ trung bình 10% năm.

Việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực chế tạo của Thái Lan được bắt đầu từ công nghiệp dệt may và giầy dép. Trong giai đoạn cơ cấu lại lần đầu tiên, hàng xuất khẩu chế tạo của Thái Lan bao gồm những ngành hàng có hàm lượng lao động cao như may mặc, giầy dép, hoa quả, đá quý và đồ trang sức. Cơ sở sản xuất của nhiều ngành công nghiệp này đã chuyển từ các nước NIEC lần đầu sang những nước như Thái Lan và những nền kinh tế Đông Nam Á khác do những thay đổi trong lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây lợi thế của Thái Lan với cơ sở sản xuất hàng chế tạo có hàm lượng lao động cao đã nhanh chóng bị suy giảm do sự cạnh tranh từ các nước có mức lao động thấp hơn như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam. Vì vậy, hiện nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng chế tạo chỉ còn dưới 10% năm so với mức 30-40% của những năm trước.

Kinh nghiệm của Thái Lan đã cho thấy rằng hàng xuất khẩu có hàm lượng lao động cao nhưng dựa chủ yếu vào nguồn lực trong nước sẽ có lợi thế cao hơn những hàng có hàm lượng lao động cao nhưng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hàng chế tạo của Thái Lan đã tăng lợi thế cạnh tranh thực tế trong các mặt hàng như máy móc và phụ tùng vận tải, máy móc văn phòng, công cụ viễn thông, thiết bị điện,… Ba sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan là máy móc và công cụ điện tử, máy móc và phụ tùng phi điện tử, phương tiện vận tải và đồ phụ tùng, là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có mức tăng trưởng trung bình ở mức hai con số và đóng góp tới nửa tổng mức tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng chế tạo đặc biệt được thúc đẩy nhờ xuất khẩu các mặt hàng không dựa vào nguồn lực tự nhiên, tăng trung bình hàng năm 25%, góp tới 90% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu.

Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan vẫn khá đa dạng, số lượng chủng loại hàng ngày càng tăng với lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế.

Yếu tố cơ bản góp phần vào thành công trong hoạt động xuất khẩu của Thái Lan là hệ thống đầu tư và thương mại mở cửa. Đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực ASEAN, quan điểm của Thái Lan cho rằng Đông Á và Đông Nam Á đã hướng tới sực tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu trong một thời gian quá dài mà quên mất rằng cũng cần cải thiện trong chính các nền kinh tế của khu vực.

1.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia

Từ khi chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, hoạt động ngoại thương của Malaysia trở nên rất năng động, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Malaysia cũng đã có chính sách phù hợp cho từng thời kỳ để phát triển ngoại thương, bao gồm:

- Ưu đãi các dự án đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

- Thành lập các khu thương mại tự do (AFTA) - Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% số lượng sản phẩm trở lên.

- Thực hiện tín dụng xuất khẩu trong đó có bảo hiểm các rủi ro trong xuất khẩu.

- Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ liên quan đến xuất khẩu. - Thành lập Cơ quan chuyên trách về xuất khẩu (MATRADE) - Tổ chức nhiều hội chợ xúc tiến xuất khẩu.

- Tổ chức các phái đoàn thương mại (kể cả các phái đoàn cấp cao) ra nước ngoài để tìm hiều cơ hội kinh doanh và đầu tư.

- Thường xuyên đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

Với các chính sách phù hợp, xuất khẩu của Malaysia liên tục tăng trong những năm qua bất chấp kinh tế thế giới có nhiều khó khăn. Tổng giao dịch thương mại của Malaysia trong năm 2011 đã tăng 7,8% lên mức cao kỷ lục

1,269 nghìn tỷ ring-git (tương đương với 422 tỷ đô la Mỹ) khi nhu cầu từ châu Á tăng cao đã bù đắp được những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.

Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 của nước này tăng trưởng 8,7% từ mức 638,82 tỷ ring-git năm 2010 lên mức 694,55 tỷ ring-git (tương đương với 230,97 tỷ đô la Mỹ). Kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng 8,6% từ mức 528,82 tỷ ring-git của năm 2010 lên mức 574,23 tỷ ring-git (tương đương với 190,96 tỷ đô la Mỹ) trong năm 2011. Thặng dư thương mại của Malaysia đã chạm mức 120,3 tỷ ring-git (tương đương với 40 tỷ đô la Mỹ).

Xuất khẩu sản phẩm điện và điện tử dẫn đầu trong xuất khẩu năm 2011 của Malaysia, chiếm 34,1% tổng xuất khẩu (đạt 236,5 tỷ ring-git); tiếp đến là dầu cọ và sản phẩm dầu cọ đạt 83,4 tỷ ring-git, chiếm 12% xuất khẩu, gas hóa lỏng chiếm 7,2% đạt 50 tỷ ring-git; sản phẩm dầu mỏ đạt 33 tỷ ring-git, chiếm 4,8% xuất khẩu; dầu thô đạt 32 tỷ ring-git, chiếm 4,6% xuất khẩu; gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 19,8 tỷ ring-git, chiếm 2,9% xuất khẩu.

Về thị trường, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng 5,8% lên mức 171,54 tỷ ring-git (tương đương với 57 tỷ đô la Mỹ). Trung Quốc đã chiếm tới 24,7% kim ngạch xuất khẩu của Malaysia và trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Malaysia, sau Châu Âu.

Giai đoạn từ năm 1970, Malaysia thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Malaysia thực hiện mô hình thúc đầy xuất khẩu song có sự khác biệt về các sản phẩm khai thác lợi thế cạnh tranh trong 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1970-1989: Trong giai đoạn này, các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia gồm có: cao su, dầu cọ, gỗ, dầu khí, dệt may, giầy dép, chủ yếu khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển. Để thúc đẩy xuất khẩu trong giai đoạn này, Chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp: (1) Miễn giảm thuế doanh thu

đối với các ngành hàng xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước. (2) Thực hiện biện pháp khấu hao nhanh đối với các công ty xuất khẩu chiếm tỷ lệ 20% tổng doanh thu hàng năm. (3) Xây dựng và phát triển các khu chế xuất và hệ thống kho chứa hàng miễn phí nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. (4) Từng bước thực hiện xuất khẩu những sản phẩm chế tạo: hàng dệt may, giày dép thông qua tự do nhập khẩu những yếu tố đầu vào sản xuất.

* Giai đoạn 1990 – nay: Từ năm 1990, Malaysia chuyển sang thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo, đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường – thay vì chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm hơn tới thị trường các nước phát triển, trong đó đặc biệt tập trung hướng tới thị trường ASEAN và Trung Quốc.

Để đạt được mục tiêu mới, Chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp: (1) Ký kết các hiệp định song phương về giảm thiểu các rào cản với các nước đối tác; (2) Hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận, ký kết giữa Ngân hàng trung ương Malaysia với các ngân hàng nước ngoài; (3) Cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo quy định của khu vực mậu dịch tự do; (4) Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ để hỗ trợ các công ty trong nước nghiên cứu và phát triển thị trường.

1.3.4 Bài học về quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa có thể vận dụng vào Việt Nam

Là nước đang phát triển, Việt Nam đặc biệt coi trọng kinh nghiệm của các nước đi trước nhằm rút ngắn quá trình phát triển của mình và tránh khỏi những thất bại mà các nước đó đã trải qua. Kinh ngiệm phát triển của các nước Châu Á, đặc biệt là một số nước ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì hầu hết các nước này đều có xuất phát điểm tương tự như nước ta thời kỳ đầu CNH, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, về hoàn cảnh tự nhiên…Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ASEAN và một số nước Châu Á khác, có thể rút ra

một số bài học kinh nghiệm về QLNN đối với đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc như sau:

Thứ nhất, Vai trò của Nhà nước trong điều hành kinh tế

Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vai trò kinh tế của Nhà nước đang ngày càng được điều chỉnh để vừa giữ được vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế, lại vừa tạo điều kiện cho kinh tế phát triển phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, ở tất cả các nước ASEAN, Nhà nước chủ yếu đóng vai trò tạo lập và duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cung cấp hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường bên ngoài và điều tiết phân phối thu nhập giữa các tầng lớp xã hội.

Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

- Nhà nước cần phải tìm hiểu và tham gia một cách tích cực vào các định chế kinh tế hoạt động trên thị trường thế giới, làm sao cho hội nhập được nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới và tranh thủ được các điều kiện quốc tế để mở rộng thị trường. Một nước muốn hội nhập vào thế giới không thể không tham gia một cách tích cực vào các định chế thế giới và khu vực. Các nước trong khu vực hầu hết đã tham gia vào các định chế này. Nhờ đó, họ đã tận dụng được các điều kiện, các ưu đãi hỗ trợ cho việc thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp

Về chính sách, Chính phủ phải quản lý được thị trường, thực hiện thống nhất thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thực hiện đầu tư tập trung cho các ngành hướng vào xuất khẩu. Chính phủ xác lập những giải pháp hợp lý tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển. Nhà nước cần có chính sách tận dụng vốn, công nghệ và tổ chức thị trường hướng vào xuất khẩu của các Công ty

xuyên quốc gia vì các Công ty này có vai trò rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội thì QLNN đối với xuất khẩu sẽ phải đi trước một bước trong việc hoạch định chính sách và ban hành các biện pháp hỗ trợ, trong đó cần chú trọng các biện pháp tăng cường đàm phán cấp quốc gia, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, biện pháp tín dụng và bảo hiểm xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và các chính sách liên quan trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ tư, tăng cường khả năng cạnh tranh

Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền kinh tế hướng vào xuất khẩu thì hàng hóa phải có khả năng cạnh tranh cao. Các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của hàng hóa gồm: Khả năng về công nghiệp; Khả năng thâm nhập vào các thị trường lớn; Hiệu quả giữa chi phí sản xuất và giá thị trường tại nước nhập khẩu; Khả năng phát triển các hàng hóa đó trên thị trường thế giới để đầu tư phát triển sản xuất trong nước.

Để đổi mới cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, các nước đã tập trung đầu tư vào các ngành hàng nhằm tạo ra những sản phẩm mới trên cơ sở nhu cầu của thị trường thế giới, có được sản phẩm với hàm lượng công nghệ hiện đại và chứa đựng nhiều giá trị gia tăng, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước.

Thứ năm,Về xây dựng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu:

- Các nước công nghiệp mới nổi phát triển kinh tế thành công, đều thực hiện chiến lược chuyển từ XK nguyên liệu sang XK các sản phẩm chế biến, ban đầu là các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, sử dụng ít lao động.

- Thống nhất về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu là động lực chính để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược thay thế nhập khẩu được áp dụng đối với một số ngành cụ thể, được

coi là một giai đoạn quá độ nhằm xây dựng nền tảng cho chiến lược hướng về xuất khẩu.

- Từng ngành kinh tế cần phải có chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu không chỉ là việc thay đổi tỷ trọng xuất khẩu của từng ngành mà còn đòi hỏi mỗi phân ngành phải có những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm của chính phân ngành, tìm kiếm những sản phẩm mới để vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, vừa nâng cao giá trị gia tăng của ngành.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ những ngành hàng có hàm lượng lao động cao sang các ngành có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ cao, cần thực hiện một cách có kế hoạch, có trọng điểm. Xu hướng chuyển từ những ngành có hàm lượng lao động sang những ngành có hàm lượng vốn và công nghệ cao là tất yếu. Đồng thời cần có kế hoạch kết hợp yếu tố lao động với công nghệ, kỹ thuật cao để hình thành những lợi thế cạnh tranh mới, tạo cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 41)