Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 50)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1 Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc

Sau 15 năm đàm phán song phương và đa phương, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng 11 năm 2001. Những đàm phán về việc gia nhập của Trung Quốc vào WTO tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại bị bóp méo của Trung Quốc như là thuế quan cao và các hàng rào phi thuế quan, hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, thiếu công bằng trong đối xử quốc gia với các công ty nước ngoài, chưa bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ, và những bóp méo thương mại do trợ cấp của chính phủ. Các thành viên của WTO đã yêu cầu Trung Quốc thay đổi nhiều luật, định chế, và chính sách để tạo nên sự phù hợp với các quy tắc của WTO.

Sự gia nhập WTO của Trung Quốc được ưu tiên vì một số lý do chính:

Thứ nhất, gia nhập vào WTO thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế

về sức mạnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Thứ hai, nó cho phép Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc

phát triển các quy tắc quốc tế mới về thương mại ở WTO.

Thứ ba, nó cho phép Trung Quốc tham gia vào quá trình giải quyết tranh

chấp ở WTO và làm giảm các tác hại đơn phương gây hạn chế cho xuất khẩu Trung Quốc.

Thứ tư, nó tạo tiền đề cho các nhà cải cách Trung Quốc để đẩy nhanh các

chính sách tự do hóa giúp Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng là với tư cách thành viên WTO sẽ thuyết phục được Hoa Kỳ chấp nhận quy chế đãi ngộ tối huệ quốc.

Tuân thủ các hiệp định gia nhập WTO, Trung Quốc đồng ý:

• Áp dụng thuế quan ràng buộc cho tất cả các dòng thuế. Thuế quan trung bình của hàng hóa công nghiệp sẽ giảm đến 8.9% và đến 15% cho các hàng hóa nông nghiệp. Hầu hết việc cắt giảm thuế quan sẽ phải hoàn thành vào năm 2004 và cắt giảm hết vào năm 2010.

• Giới hạn trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức 8.5% giá trị đầu ra của hàng hóa và sẽ không duy trì trợ cấp xuất khẩu cho việc xuất khẩu nông nghiệp.

• Trong 3 năm đầu tiên gia nhập, Trung Quốc phải trao quyền thương mại và phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài (với những ngoại lệ ví dụ cho một số mặt hàng nông sản, khoáng sản và xăng dầu).

• Đối xử không phân biệt với tất cả các thành viên WTO. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ được đối xử không kém ưu đãi hơn doanh nghiệp trong nước cho các mục đích thương mại. Cạnh tranh về giá sẽ được hủy bỏ cũng như là sự khác nhau trong việc đối xử hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc cho thị trường nội địa với các hàng hóa dành cho xuất khẩu. Quản lý về giá sẽ không được sử dụng để bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc.

• Thực hiện Hiệp định Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ngay khi gia nhập.

• Chấp nhận cơ chế tự vệ 12 năm áp dụng cho các thành viên WTO khác trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc là nguyên nhân hoặc đe dọa sụp đổ thị trường cho các nhà sản xuất trong nước.

• Mở cửa toàn bộ hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng 5 năm. Chấp nhận hình thức liên doanh trong bảo hiểm và viễn thông.

Một thực tế cho thấy là nếu Trung Quốc hoàn thành việc thực hiện các cam kết WTO và cải cách thể chế theo cơ chế thị trường thì Trung Quốc sẽ cần phải hủy bỏ những cơ chế cho phép các quan chức chính phủ điều tiết nền kinh tế dưới góc độ mâu thuẫn với các quy luật thị trường. Mặc dù đã có những sự chuyển biển đáng kể trong vòng một phần tư thế kỷ qua nhưng Trung Quốc vẫn đang tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kế thừa từ nền kinh tế chỉ huy.

Và như vậy, các chính sách thương mại của Trung Quốc một phần nào đó vẫn hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận đầy đủ với thị trường tiềm năng Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc cần tiếp tục mở cửa thị trường mạnh hơn nữa, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ, trong vòng đàm phán thương mại Doha.

2.1.2 Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã lớn mạnh nhanh chóng trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng 11 năm 2002 nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định này bắt đầu hiệu lực vào ngày 01/07/2003, với mục tiêu hiện thực hóa ACFTA vào năm 2010 đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, và vào 2015 đối với Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam.

Cụ thể, các Bên tham gia Hiệp định khung đồng ý xúc tiến đàm phán để thiết lập một FTA trong vòng 10 năm, củng cố và nâng cao hợp tác kinh tế thông qua Thuế quan.

Các quốc gia tham gia đều phải cam kết loại bỏ một cách cơ bản thuế quan đối với tất cả các hàng hóa giao thương. Việc loại bỏ thuế quan được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Cho ASEAN 6 và Trung Quốc, thời gian cho việc hủy bỏ các dòng thuế là từ năm 2005 đến 2010. Các quốc gia được phép bảo hộ cho một số lượng giới hạn các mặt hàng mang tính nhạy cảm với nền kinh tế. Tuy nhiên, thuế quan áp dụng cho hầu hết các mặt hàng nhạy cảm này phải được cắt giảm đến 0-5% vào năm 2018.

Các chương trình cắt giảm hoặc hủy bỏ thuế quan của các quốc gia thành viên sẽ lấy các mức thuế quan áp dụng MFN cho các dòng thuế đang dần dần được cắt giảm hoặc hủy bỏ.

2.1.3 Thuế quan ưu đãi và Quy tắc xuất xứ:

Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán với ASEAN, Trung Quốc bắt đầu thực hiện Hiệp định Thu hoạch sớm nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc ưu đãi cho 593 dòng thuế.

Quy chế xuất xứ trong bối cảnh ACFTA đảm bảo rằng chỉ những hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn của điều khoản Quy chế xuất xứ của ACFTA mới đủ điều kiện tham gia vào thuế quan ưu đãi. Điều này áp dụng cho các hàng hóa được quy định trong Chương trình Thu hoạch sớm và Hiệp định Thương mại hàng hóa. ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý các tiêu chuẩn để hưởng mức thuế quan ưu đãi phải là hàng hóa có toàn bộ nội dung và giá trị gia tăng dựa trên ít nhất 40% hàm lượng giá trị nội dung của quốc gia thành viên hoặc các quốc gia trong khu vực.

Các quốc gia đang đàm phán cho các điều khoản khác như là việc thông qua các quy định dệt may CEPT vào điều khoản Quy chế xuất xứ của ACFTA. Các tiêu chuẩn về nội dung và giá trị gia tăng là tương tự với điều khoản Quy chế xuất xứ của AFTA.

Hiệp định về thương mại hàng hóa và Thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc ký tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn. Hiệp định về thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005. Hiệp định thương mại dịch vụ được ký bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 ASEAN -Trung Quốc vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu, Phillippines và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Ủy ban Đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (AC- TNC) đã hoàn tất thương lượng về Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2008, và ký kết hiệp định này trong khuôn khổ Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 vào tháng 8 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc các tiến trình đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do đã được hoàn tất theo như Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đặt ra.

Tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 192,5 tỷ USD năm 2008. Sự tăng trưởng này đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN vào năm 2009, chiếm 11,3% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.

Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc. Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) nhằm giới thiệu các sản phẩm của hai bên được tổ chức hàng năm tại Nam Ninh, Trung Quốc kể từ năm 2004, với nhiều sản phẩm mới được giới thiệu mỗi năm bởi các doanh nghiệp từ hai bên. Ngoài ra, Hội nghị Thương mại và Đầu tư ASEAN-Trung Quốc (CABIS), được tổ chức tiếp nối với hội chợ CAEXPO hàng năm, là một cách thức hiệu quả để chính phủ và khu vực tư nhân xích gần nhau hơn nhằm trao đổi quan điểm về các vấn đề ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và kinh doanh của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2006 CHO ĐẾN NAY SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2006 CHO ĐẾN NAY

Kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA), quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được củng cố và mở rộng. Tính đến thời điểm hiện tại Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.

2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trước những năm chưa bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 và trước khi gia nhập ASEAN năm 1995 luôn ở mức khiêm tốn và cán cân chủ yếu nghiêng về nhập siêu là chủ yếu. Nhưng kể từ khi gia nhập ASEAN (năm 1995) và sau này là gia nhập tổ chức thương mại thế giới (năm 2006), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục về quy mô và tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu. Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc cũng không ngừng được mở rộng, đánh dấu cho một thời kỳ phát triển mới của quan hệ hợp tác song phương. Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong 25 năm qua, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn

2.220 lần, từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên tới 71,9 tỷ USD năm 2016 (tăng 7,9 % so với năm 2015). Đặc biệt, trong thời gian từ năm 2001 đến nay, quan hệ thương mại Việt-Trung có bước phát triển mạnh mẽ và liên tục, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân đạt 27,4%/năm, trong đó, nhập khẩu tăng trung bình 32,10%/năm và xuất khẩu tăng 21,20%/năm . Trong những năm gần đây, bất chấp nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt vô vàn khó khăn và đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm dần, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc mới đạt 3,24 tỷ USD. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 12,4 % lên 3,65 tỷ USD, năm 2008 tăng 33% lên 4,85 tỷ USD, đến năm 2009 tăng 11,4% lên 5,40 tỷ USD, tiếp theo năm 2010 đạt 7,31 tỷ USD (tăng 35,3%) và 2011 đạt 11,13 tỷ USD (tăng 52,2%), sau đó năm 2012 đạt 12,39 tỷ USD (tăng 11,3%), năm 2013 đạt 13,10 tỷ USD (tăng 5,7%), năm 2014 tiếp tục đà tăng đạt 14,80 tỷ USD (tăng 13,0%), năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 17,10 tỷ USD (tăng 14,8%) và vào năm 2016 đạt 21,9 tỷ USD (tăng 28,4% so với năm 2015). Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam gần như tăng liên tục kể từ năm 2006 và có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong những năm qua (Xem Bảng 2.1).

Đó là chỉ tính theo những thống kê chính thức của Việt Nam, còn nếu tính cả các con số phi chính thức, như buôn lậu,... hoặc nếu theo các thống kê của Trung Quốc, thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc còn cao hơn và lên đến gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, có thể nói, một nền kinh tế với quy mô chỉ chừng 200 tỷ USD mà giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu với Trung Quốc lại lên đến mức xấp xỉ 70 tỷ USD (tức là chừng 1/3 GDP, theo thống kê của Việt Nam).

ngạch thương mại song phương Việt - Trung đạt 98,2 tỷ

Trung Quốc vẫn tiếp tục sụt giảm từ đầu năm và chưa có dấu hiệu phục hồi, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN đều giảm (kim ngạch nhập khẩu bình quân của Trung Quốc từ khối ASEAN giảm 1%) thì kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng ghi nhận ở mức 2 con số.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Qua số liệu tại bảng 2.1, có thể thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2006 đến 2016

luôn duy trì ở mức bình quân 10%. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 8,1 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng sang đến năm 2007-2008 tỷ trọng này giảm xuống chút ít còn 7,5-7,7% và tiếp tục tăng lên trong năm 2009 đến 2012 và tiếp tục duy trì ở mức bình quân 10% cho đến hiện nay. Thông qua số liệu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cho thấy Việt Nam vẫn chú trọng nhiều hơn tới thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản (Xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.1 : 10 thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.2.2 Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Có gần 40 mặt hàng được xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản; hàng công nghiệp chế

biến và một số mặt hàng công nghiệp nặng; khai khoáng và sản phẩm khai khoáng; máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện điện tử…Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2016 lớn nhất thuộc về các mặt hàng gạo, dầu thô, điện, linh kiện điện tử, thủy sản, dệt may…

Bảng 2.2 Bảng thống kê 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực Trung Quốc năm 2015 - 2016

Đơn vị tính: triệu USD; %

Stt Mặt Hàng Chính Năm 2015 Năm 2016 Tăng/giảm

1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện 2.647 4.059 53,3 2 Hàng rau quả 1.195 1.739 45,5 3 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

1.016 1.660 63,4

4 Xơ, sợi dệt các loại 1.365 1,651 20,9 5 Dầu thô 810 1.308 61,4 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 714 1.112 55,9 7 Gỗ và sản phẩm gỗ 975 1.020 4,7 8 Cao su 763 994 30,2 9 Giày dép các loại 754 905 20 10 Sắn và các sản phẩm từ sắn 1.168 868 -25,7 11 Hàng dệt, may 670 825 23,1 12 Điện thoại các loại và linh kiện 530 800 51

13 Gạo 856 782 -8,6

14 Hàng thủy sản 451 685 51,9 15 Hạt điều 351 423 20,4

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2015. Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch lớn và tăng trưởng khá cao trong năm 2016 như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt trên 4 tỷ USD, tăng 53,3%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 55,9%); mặt hàng dầu thô (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 61,4%) điện thoại các loại và linh kiện (đạt 800 triệu USD, tăng 51%). Ngoài ra, mặt hàng rau quả và thủy sản

cũng có sự tăng trưởng mạnh lần lượt đạt trên 1,7 tỷ USD (tăng 45,5%) và 685 triệu USD (tăng 51,9%).

Với dân số trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc có nhu cầu đa dạng với thị hiếu và ẩm thực khác nhau giữa các vùng miền: dân cư các tỉnh Đông Bắc và miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)