Hoàn thiện tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 119 - 121)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy

- Cần đẩy nhanh việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, tương tự như việc thành lập ban chỉ đạo 389 ( Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả), bao gồm các Bộ ngành liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y Tế và các Bộ ngành liên quan….để thường xuyên tiến hành các cuộc họp triển khai công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, năm bắt tình hình, xử lý nhanh chóng các thông tin liên quan đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu kiện toàn bộ máy tổ chức Quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu gắn với phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa chức năng, quyền hạn và trách nhiệm ở các cấp và từng cấp trong các Bộ/Ngành nêu trên, thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Chẳng hạn đối với bộ máy Hải quan (Bộ Tài chính), quy định rõ cấp Tổng cục chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo điều hành, cấp cục Hải quan địa phương thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thực hiện, cấp cửa khẩu và các đội kiểm soát làm nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể nhằm đảm bảo yêu cầu thực thi nhiệm vụ thông suốt, nhanh, đúng pháp luật, hạn chế sơ hở. Rà soát và củng cố lại bộ máy tổ chức của ngành hải quan: cụ thể hóa Luật Hải quan vào các quy trình hoạt động nghiệp vụ, rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động hải quan để xác định rõ khu vực quản lý, xác định đúng thẩm quyền trách nhiệm của các tổ chức

hải quan và trách nhiệm các cá nhân công chức hải quan để thực hiện theo Luật định. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến bộ máy quản lý Hải quan; Phối hợp với các ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương ngăn chặn buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thương mại nhằm thực hiện đúng chính sách kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế, chính sách an ninh của Nhà nước.

- Cần có cơ chế phối hợp liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các hình thức hiện đại như mạng trực tuyến hoặc chỉ định các đầu mối liên hệ, chẳng hạn đầu mối Bộ Công Thương là Cục Xuất nhập khẩu, đầu mối Bộ Tài Chính là Tổng cục Hải quan, đầu mối Bộ Y Tế là Cục an toàn thực phẩm, đầu mối Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông là Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản...

- Sắp xếp, điều chỉnh mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tinh giảm đầu mối theo đúng tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII của Đảng và Nghị quyết số 10/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Bộ nghành liên quan đến xuất nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cụ thể là: Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Bộ/Ngành theo hướng giảm bớt các đầu mối trung gian, mở rộng cơ chế điều hành theo trực tuyến.

- Đối với các đầu mối Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài Chính), Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y Tế), Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông) tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục nhanh gọn nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động xuất, nhập khẩu, phát triển kinh tế với bên ngoài. Đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục theo hướng đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hành chính theo các chuẩn mực quốc tế. Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan hữu quan nêu trên.

- Hoàn tất lộ trình, chuẩn bị các điều kiện liên quan cần thiết về cơ sở pháp lý, về phương tiện kỹ thuật, về nhân lực... để tiếp tục tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế về hải quan, về xuất nhập khẩu hàng hóa xuyên biên giới và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ/ngành hữu quan trong việc ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý XNK. Kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ để sửa đổi hoặc báo cáo và đề xuất ý kiến với các cơ quan nhà nước và Chính phủ kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách và chỉ đạo giải quyết.

- Cần có các chính sách cụ thể như chính sách hỗ trợ tài chính để hỗ trợ phát triển bộ máy quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)