Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 104)

7. Kết cấu của đề tài

3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa của

HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.1 Hoàn thiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

Thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, Bộ Công Thương có công văn số 7978/BCT-XNK và công văn số 7979/BCT-XNK ngày 27/8/2012 hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược.

Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan đều đã ban hành và triển khai Kế hoạch hành động của Chính phủ.

Thực hiện Chương trình hành động, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang tiến hành triển khai thực hiện các Đề án:

- Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1233/QĐ-TTg ngày 03/8/2015).

- Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2015).

- Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/9/2015).

- Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016).

- Đề án phát triển cụm liên kết xuất khẩu các ngành công nghiệp cơ khí, dệt may, da giày và đồ gỗ (Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4842/QĐ-BCT ngày 09/12/2016).

- Bộ Công Thương là đơn vị đầu mối của Chính phủ về Quản lý XNK cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp với các Bộ/ngành, địa phương (đặc biệt là các địa phương giáp Trung Quốc) để trao đổi thông tin, đổng thời kết hợp với các Bộ/ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và bằng các nguồn lực, các chính sách hướng các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống kinh doanh vào những lĩnh vực và địa bàn cần thiết, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển của đất nước.

- Bộ Công Thương thông qua các kênh thông tin của Tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường Trung Quốc cần thường xuyên dự báo, lên kế hoạch theo sát với diễn biến của thị trường theo từng năm và dự trù cho các năm tiếp theo, nhằm mục đích thúc đẩy các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều hơn nữa, thu về ngoại tệ cho đất nước, tạo tiền đề cho nền kinh tế cất cánh.

3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Nhà nước cần xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế.

- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế, hệ thống xuất khẩu hàng hóa Việt Nam bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch quan hệ thị trường.

- Cùng với việc ban hành các văn bản Luật thì các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành cũng cần phải tiến hành song song để luật ban hành ra không phải chờ một thời gian mới có văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Các cơ quan ban hành văn bản pháp luật cần có sự khảo sát tình hình thực tế để các quy định trong các văn bản phù hợp và sát với tình hình thực tế. Đồng thời khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần có những dự báo xác định những hành vi thương mại trong tương lai để tránh việc các văn bản pháp luật phải sửa đổi, bổ sung liên tục.

- Cải tiến phương thức xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, Bộ, ngành cùng tham gia xây dựng để các văn bản pháp luật đưa ra không có sự mâu thuẫn, trái ngược nhau và tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật.

- Tiến hành rà soát lại hệ thống Luật để điều chỉnh các quy định còn chưa phù hợp hoặc chưa rõ. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh.

- Phổ biến rộng rãi (thông qua các tổ chức Hiệp hội ngành hàng, qua các trang Web…) các văn bản pháp luật và các chính sách, thể chế cho tất cả các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực XNK hàng hóa.

- Đổi mới hoạt động chỉ đạo, điều hành XNK của Chính phủ, các Bộ, ngành theo hướng nhanh chóng, kịp thời, năng động, phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm để vừa bảo hộ được hàng hóa trong nước ở một mức độ hợp lý và thiết thực, vừa khuyến khích được XK. Đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN để tạo thuận lợi và đồng nhất trong việc ra các quyết định quản lý.

- Chủ động nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Việt Nam-Trung Quốc, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền lợi của quốc gia, doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước nên có những hỗ trợ để đào tạo được đội ngũ giỏi cả về luật pháp và ngoại ngữ. Đồng thời cần chú ý đến những thị trường có những nét tương đồng với

Việt Nam là Trung Quốc, bởi nếu nước này bị kiện vì vụ việc gì đó, phía Việt Nam cũng có thể bị kiện với một vụ kiện giống như thế. Để tránh việc bị khiếu kiện, điều quan trọng với các cơ quan QLNN là phải tìm hiễu kỹ về các vụ việc phá giá trong ngành của mình quản lý như qua trang Web của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Danh mục về các vụ việc được cập nhật hàng tuần của Liên minh Châu Âu; Trang Web của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Australia, Ấn Độ…tìm hiểu các thông tin trong các ấn phẩm thương mại và các nguồn trong ngành; tìm hiểu các dữ liệu thương mại. Khi đã vướng phải các vụ kiện này, phải nhanh chóng tính toán các chi phí, mời những Luật sư có kinh nghiệm với các vụ việc này và xem xét cách tiến hành công việc. Hơn nữa, cần duy trì quan hệ tốt với các nhà điều tra và coi việc khiếu kiện chống bán phá giá như một cuộc kiểm toán để chứng minh cho mình trong tương lai.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa – dịch vụ XNK cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, tuy nhiên còn khá nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm hàng hóa, do vậy Nhà nước cần có những phương thức phổ biến rộng rãi những quy định và khuyến khích đối với các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP) để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hình thức phổ biến có thể qua các Hội chợ triển lãm, qua các Hội nghị, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có những đoàn đi kiểm tra thực tế việc sản xuất hàng hóa XK.

3.3.3 Hoàn thiện các chính sách

3.3.3.1 Tín dụng xuất khẩu và Xúc tiến xuất khẩu

a) Tín dụng xuất khẩu: Với hình thức tín dụng XK như: Cho vay tín dụng

định phải bãi bỏ nên chúng ta vẫn được tiếp tục áp dụng. Biện pháp này nên theo hướng:

- Chính phủ tiếp tục có những ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động XK như trong Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng XK của Nhà nước. Chính phủ nên cho phép Ngân hàng phát triển Việt Nam được chủ động quyết định mức lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng nhóm đối tượng khách hàng trên cơ sở lãi suất sàn do Bộ Tài chính quy định. Chính phủ nên có những ưu đãi hơn nữa về lãi suất đối với các khoản vay quá hạn vì trong thời điểm này các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước đều gặp khó khăn. Chính phủ có thể có thể cung cấp các gói hỗ trợ sản xuất, XK như xem xét dành 1 tỷ USD bổ sung cho Ngân hàng phát triển và các ngân hàng thương mại để các doanh nghiệp sản xuất, XK vay theo lãi suất ngoại tệ. Các mặt hàng cần được ưu tiên hỗ trợ là thủy sản, gạo, cà phê, hạt tiêu, dệt may, da giày…

- Về điều kiện thế chấp vay và thời gian cho vay: Tùy từng thời kỳ cụ thể và từng doanh nghiệp cụ thể Ngân hàng có thể linh hoạt để giảm bớt điều kiện thế chấp vay và giãn thời gian cho vay đối với các doanh nghiệp, nhất là trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Tập trung vào các khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vì khối doanh nghiệp này mới trụ vững được chứ chưa đủ sức phát triển bền vững trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Nếu rút hỗ trợ ngay, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị hụt hẫng, bản thân các doanh nghiệp này vốn ít sức cạnh tranh thấp nên cần hỗ trợ nhiều, được tạo điều kiện thuận lợi thì mới phát triển được, nên không phạt trả nợ đối với khối doanh nghiệp này..

- Có cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay XK với lãi suất ưu đãi, khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng XK, chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xuất vì mục đích XK. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ người cho vay sang vị thế đối tác hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp.

- Nhà nước nên hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua (Nhà nhập khẩu nước ngoài), thay vì chỉ phục vụ nhà NK trong nước như hiện nay. Chính phủ có thể xem xét cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài hoặc dành điều kiện cho các nhà nhập khẩu được trả chậm. Khi mua hàng của các doanh nghiệp Việt Nam, nhà nhập khẩu nước ngoài có thể được hỗ trợ một khoản tiền tương ứng với 50% lãi suất vay ngân hàng mà họ phải trả khi vay tiền mua hàng. Khoản tiền này sẽ được chuyển cho nhà NK nước ngoài thông qua các doanh nghiệp XK Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào năng lực tài chính của Nhà nước và đại diện mặt hàng cần hỗ trợ theo hình thức này.

- Về bảo lãnh tín dụng XK, hiện nay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thời gian bảo lãnh (tối đa 12 tháng) và số vốn đối ứng để được bảo lãnh đối với mỗi hợp đồng XK (10% giá trị hợp đồng). Nhà nước có thể tạo điều kiện tăng thêm thời gian bảo lãnh (tăng thêm 12 tháng) và miễn hoặc giảm tỷ lệ thu vốn đối ứng (giảm xuống còn từ 3-5% giá trị hợp đống thay vì 10% giá trị hợp đồng) đối với doanh nghiệp khi tham gia bảo lãnh cho vay XK.

b) Xúc tiến xuất khẩu:

- Năm 2016 áp dụng mô hình triển khai đề án XTTM quốc gia mới, trong đó tăng tính chủ động của đơn vị chủ trì trong triển khai đề án, dù gặp những khó khăn ban đầu, nhưng đa số các đơn vị chủ trì đã triển khai tốt các đề án, huy động các nguồn lực của ngành, của địa phương triển khai đề án, quản lý tốt hơn chất lượng doanh nghiệp và hàng hóa tham gia Chương trình, đặc biệt là các hoạt động XTTM tại nông thôn, miền núi, biên giới.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng đi vào nề nếp đã nâng cao hiệu quả tổ chức cũng như hiệu quả tham gia hội chợ triển lãm của các doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng lực cho các trung tâm XTTM địa phương trong việc tổ chức hội chợ triển lãm nói riêng và tổ chức các sự kiện XTTM nói chung.

- Đối với các doanh nghiệp - những người hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình có cơ hội tham gia vào các hoạt động XTTM hiệu quả, nhằm tìm kiếm

khách hàng mới, đồng thời duy trì, củng cố quan hệ với những bạn hàng sẵn có. Các doanh nghiệp có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận được với công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật để giúp việc sản xuất sản phẩm và cải tiến mẫu mã phù hợp hơn với thị trường. Đồng thời, nhận định xu hướng thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để có căn cứ xây dựng định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển các nguồn lực.

- Về đào tạo nâng cao năng lực tổ chức hoạt động XTTM quốc gia cho các đơn vị chủ trì, doanh nghiệp tham gia Chương trình:

+ Chương trình XTTM quốc gia đã phê duyệt 7 đề án đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong hoạt động XTTM, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm. Ngay sau khi phê duyệt Chương trình XTTM quốc gia năm 2016, Ban Quản lý Chương trình đã tổ chức 3 khóa tập huấn tại khu vực phía Bắc, miền Trung, miền Nam nhằm hướng dẫn cho các đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai, cách thức triển khai thực hiện chương trình đảm bảo đúng quy định, đạt mục tiêu của Chương trình.

+ Thông qua dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” đã tổ chức gần 30 khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan XTTM cũng như

doanh nghiệp, trong đó hơn 15 khóa đào tạo tập trung vào kỹ năng xúc tiến thương mại, kỹ năng tham gia hội chợ triển lãm, kỹ năng thu thập thông tin thị trường, khách hàng, xúc tiến bán hàng cho các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt cho các trung tâm XTTM địa phương, hiệp hội là đơn vị chủ trì và doanh nghiệp tham gia Chương trình trước khi triển khai đề án.

+ Chương trình, thông qua hỗ trợ các hoạt động cụ thể đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì thực hiện triển khai các hoạt động XTTM, doanh nghiệp tham gia hoạt động XTTM trong và ngoài nước. Qua đó vai trò và năng lực của các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 104)