Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 121 - 131)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.6 Một số giải pháp khác

- Để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang Trung Quốc, cần có các giải pháp về tổ chức thị trường như mở rộng sang các tỉnh nằm sâu trong lục địa, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, tăng cường đại diện tại Trung Quốc; tổ chức những chương trình quảng bá có quy mô lớn…

- Về lâu dài cần chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Hiện tại hình thức xuất tiểu ngạch vẫn rất phổ biến, đặc biệt đối với nông sản. Xuất tiểu ngạch không chỉ rất rủi ro mà còn khiến chất lượng hàng hóa Việt Nam không có động lực để cải thiện, từ đó năng lực cạnh tranh của nhiều hàng hóa xuất khẩu không được nâng cao. Do vậy cần có chính sách phù hợp để hạn chế dần xuất tiểu ngạch và tăng cường xuất chính ngạch.

- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trên cơ sở khai thác lợi thế của Việt Nam, đặc biệt khuyến khích xuất khẩu chính ngạch và các mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Hạn chế các nguy cơ bị Trung Quốc lợi dụng ngay từ khi hoạch định các chính sách kinh tế, thương mại.

- Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; Tăng cường phát triển hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc và quản lý việc mua bán, trao đổi hàng hóa tại các chợ vùng biên; Hoàn thiện hệ

thống chính sách thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát trển quan hệ thương mại giữa hai nước.

- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của thị trường Trung Quốc. Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường sản xuất phù hợp với cam kết quốc tế …để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

- Thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, cập nhật và cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của 2 nước.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics:

+ Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng, bến bãi tại các cảng biển và các điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu.

+ Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật cho dịch vụ logistics và năng lực thực hiện các dịch vụ này.

- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường, đặc biệt là các thị trường trong khu vực ASEAN, ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường trong sản xuất phù hợp với cam kết quốc tế ….để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

- Tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.

+ Hỗ trợ và có biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.

+ Tổ chức lại hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại của các hiệp hội ngành hàng. Giao trách nhiệm cho các Hiệp hội ngành hàng phải đề cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của các hội viên trong thương mại quốc tế , thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước giao theo luật định.

- Khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

+ Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

+ Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.

+ Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu.

Ngoài ra, Cần có các biện pháp cụ thể như sau:

(i) Theo dõi sát tình hình xuất khẩu, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

- Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức nhiều Hội nghị, nhiều cuộc họp, làm việc với các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm xác định những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và xuất khẩu; kịp thời ghi nhận, xử lý các kiến nghị của các Hiệp hội, doanh nghiệp.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương về kết quả Hội nghị chuyên đề về Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các tháng cuối năm 2016, ngày 17/8/2016, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6817/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, theo đó, giao các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các kiến nghị đã được Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo.

- Xác định nhiệm vụ cần tiêu thụ hết các mặt hàng gạo, nông sản, rau quả cho người nông dân, Bộ Công Thương đã phối hợp với

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát diễn biến thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như: lúa gạo, nông sản, thủy sản, tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trong nước và diễn biến cung cầu, giá cả thị trường nội địa; thực hiện các giải pháp điều hành xuất khẩu gạo, nông sản, thủy sản. Kết quả trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản đã đạt khoảng 22,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2015.

- Nhằm kịp thời giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, trong năm 2016, Bộ Công Thương triển khai xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả Đường dây nóng về xuất nhập khẩu hàng hóa của Bộ Công Thương, thông qua đó, tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính của Bộ Công Thương và các Bộ ngành khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tháng 11/2016, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết Bản thỏa thuận về hợp tác trong công tác phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là rà soát các mặt hàng cụ thể cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn, trong đó, đặc biệt chú trọng việc đẩy nhanh các thủ tục pháp lý của nước nhập khẩu để các sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang các nước.

(ii)Tăng cường công tác thông tin thị trường

Nhằm giúp các doanh nghiệp có thể dự báo trước nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá, chủ động ứng phó với các vụ kiện, giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra, Bộ Công Thương đã tích cực rà soát, nắm bắt thông tin về các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, điều tra tự vệ và các rào cản thương mại của các nước trong khu vực đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; chủ động đưa các cảnh báo kịp thời trên hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (tại địa chỉ website canhbaosom.vn hoặc earlywarning.vn)

Các cơ quan Thương vụ của Việt Nam kịp thời, chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giải quyết, khắc phục, tháo gỡ các rào cản thương mại và kịp thời thông tin về chính sách, các rào cản mới của thị trường nhập khẩu tới các Hiệp hội, doanh nghiệp. Một số thị trường phát sinh rào cản, vụ việc mới như: Thái Lan với tôn lạnh và tôn màu, Trung Quốc với gạo và bã sắn, Australia với thủy sản, Indonesia với thực phẩm tươi sống, Đài Loan với nấm, Ả-rập Xê-út với tôm, Argentina với gạch ốp lát, v.v.

(iii) Tháo gỡ rào cản đối với nông sản, thủy sản xuất khẩu tại các thị trường nhập khẩu

Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động đẩy nhanh tốc độ xem xét các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và quy định kiểm dịch thực vật (PRA) đối với nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu vào nhiều thị trường như Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản; theo dõi sát diễn biến tình hình và tổ chức các đoàn công tác để vận động Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn.

Trong năm 2016 Bộ Công Thương Việt Nam đã làm việc với Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) để đẩy

nhanh hoàn tất các thủ tục pháp lý, mở cửa thị trường Trung Quốc đối với nông sản, thủy sản như sản phẩm sữa, trái cây (măng cụt, bưởi da xanh…), bã sắn, nghêu, cá rô, cá đổng của Việt Nam. Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ những kết quả đạt được và kiến nghị Thủ tướng giao các nhiệm vụ cụ thể đối với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao và Công Thương để tiếp tục triển khai.

Tiểu kết Chƣơng 3

Chương 3 đề ra một số định hướng lớn về XK và QLNN đối với XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và quan điểm hoàn thiện QLNN đối với XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Trong đó trình bày về định hướng phát triển XKHH, định hướng về phát triển XKHH sang Trung Quốc, định hướng hoàn thiện QLNN đối với XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Cụ thể đề ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới bao gồm: hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện xây dựng và thực thi pháp luật; chính sách XKHH; hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa XK; về tổ chức bộ máy QLNN đối với hàng hóa XK; một số giải pháp khác.

Nhìn chung, chương 3 đã đề xuất ra những phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện QLNN đối với XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tạo tiền đề cho các Nhà quản lý XKHH và các Công ty XK có biện pháp đẩy mạnh mở rộng thị trường XK hàng hóa sang các khu vực khác nhau của Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Kể từ khi gia nhập ASEAN và gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, đồng thời tham gia thực hiện ACFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ phát triển mạnh quy mô và tốc độ tăng trưởng, mà cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy vậy, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hải sản và khoáng sản thô, dầu thô sơ chế có giá trị không cao. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, do hầu hết cơ cấu hàng hóa của các nước ASEAN XK sang Trung Quốc tương đồng với Việt Nam nên sự cạnh tranh xảy ra rất khốc liệt. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan QLNN để xác định mặt hàng trọng điểm, hỗ trợ về tín dụng trong cả sản xuất và xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đối tác, quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh thương hiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

Thị trường Trung Quốc cũng đang được xác định là thị trường đối trọng để tránh sự phụ thuộc quá nhiều về xuất khẩu sang thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ. Do xác định thị trường Trung Quốc giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam nên tác giả đã phân tích, đánh giá công tác QLNN đối với xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, mà hiệu quả thể hiện kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc tăng liên tục trong 10 năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do kinh nghiệm khả năng còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi sai sót. Thêm vào đó, do việc phân loại mặt hàng thống kê của Tổng cục Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước về XNK có sự thay đổi về danh mục mặt hàng kể từ năm 2009 nên đã có một số mặt hàng không có sự thống kê liên

tục, ảnh hưởng tới việc phân tích xu hướng tăng trưởng trong cả giai đoạn 2006- 2016. Cho dù tác giả đã cố gắng khắc phục bất cập này để đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa, cũng như thực trạng QLNN đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, nhưng chắc chắn vẫn còn thiếu sót. Rất mong các thầy cô giáo chỉ bảo để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Văn Thọ (2010), Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Tạp chí

Nghiên cứu và thảo luận Thời đại mới, số 19.

2. Nguyễn Thị Nhật Thu (2015). Chuyên đề tiến sĩ 1 Thực trạng cán cân thương

mại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2012, Trường Đại học Ngoại

thương, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Thụ (2014), Đa dạng hóa nguồn cung máy móc thiết bị và cơ hội

của ngành cơ khí, Hiệp hội cơ khí Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Tình (2009), Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt

động xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Lịch (2009). Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung

Quốc, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.01.01/06-10, Viện Nghiên cứu

Thương mại, Bộ Công thương.

6. Lê Đăng Doanh (2014), Hội nhập quốc tế, chủ quyền kinh tế, và độc lập tự chủ. Kỷ yếu hội thảo Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, VCCI tổ chức tháng 7/2014.

7. Phan Kim Nga (2010), Đặc trưng của thương mại Trung - Việt và phân tích

nguyên nhân của nó, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9.

8. Phạm Thái Quốc (2010), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc: Một

số đánh giá bước đầu, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, Kinh tế và Kinh

doanh 26 (2010), tr.207-217;

9. Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012). Chương 4: Thách thức thâm hụt

thương mại, trong Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường

10. Lưu Ngọc Trịnh (2015), Giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam -

Trung Quốc. Đề tài cấp cơ sở Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 121 - 131)