Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan tác động đến QLNN đối với XKHH gồm các nhân tố chính sau đây:

a) Môi trường pháp luật

Luật quốc tế và luật của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp quốc tế. Nói một cách khái quát là luật pháp sẽ quy định và cho phép những lĩnh vực, những hoạt động và hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh và những lĩnh vực, hình thức, mặt hàng doanh nghiệp không được phép tiến hành hoặc được phép nhưng có giới hạn ở một quốc gia.

Mỗi quốc gia đều đã và đang xây dựng hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế, bao gồm luật thương mại quốc tế (luật về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ…), luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, pháp luật ngân hàng và tín dụng… Luật của một nước cũng có liên hệ đến tình hình kinh doanh giữa các nước với nhau. Vì vậy, để tạo ra môi trường, điều kiện

thuận lợi cho kinh doanh, các nước thường tiến hành ký kết các hiệp định, hiệp ước trong hoạt động thương mại quốc tế.

b) Môi trường chính trị

Môi trường chính trị đã và đang tiếp tục có ảnh hưởng lớn đối với kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Tính ổn định về chính trị ở từng quốc gia cũng như mối quan hệ tốt về chính trị giữa các quốc gia đang tạo ra điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Do vậy, các chính sách quản lý nhà nước trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa vừa đảm bảo tính phổ quát, vừa linh hoạt để phù hợp với môi trường chính trị của từng quốc gia là thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Trong những điều kiện cụ thể, hoạt động kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào quan điểm chính trị của bộ máy cầm quyền của quốc gia đó, sư đối đầu hay hòa hợp về quan điểm chính trị của bộ máy cầm quyền giữa các quốc gia. Một ví dụ khá điển hình về sự can thiệp của chính phủ với mục đích chính trị hơn là kinh tế là việc đưa ra lệnh cấm vận hoặc hạn chế một số hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp thuộc một vài quốc gia nào đó.

c) Môi trường kinh tế

Hoạt động xuất khẩu dù ở phạm vi, mức độ, quy mô…như thế nào cũng đều đòi hỏi cơ quan QLNN phải có những hoạt động phân tích để xác định ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của một quốc gia đối với hoạt động xuất khẩu của một ngành hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với các chính sách kinh tế.

Môi trường kinh tế của các quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu. Đó là sự ổn định về kinh tế, các chính sách về tỷ giá, chính sách tiền tệ, mức độ phát triển về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, mức độ hội nhập của nền kinh tế, ….

Bên cạnh đó, sự hội nhập của nền kinh tế mỗi quốc gia vào các liên kết khu vực ở những cấp độ khác nhau đang có tác động rất mạnh đối với các hoạt

động kinh doanh quốc tế. Sự hình thành các khối thương mại chính là sự dàn xếp kinh tế và thực hiện ưu đãi giữa các nước. Những hình thức này Bao gồm khu vực thương mại tự do, đồng minh hải quan, thị trường chung, đồng minh tiền tệ, liên minh kinh tế.

d) Môi trường văn hóa

Môi trường văn hóa của các quốc gia bao gồm những yếu tố: ngôn ngữ, niềm tin, tôn giáo, giá trị, chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán,... Sự khác nhau về môi trường văn hóa giữa các dân tộc, khu vực, quốc gia sẽ tạo ra sự khác biệt về hành vi, thói quen tiêu dùng, sự bảo thủ hay cởi mở trong việc tiếp nhận sự hội nhập về kinh tế, văn hóa, chính trị của các nhà điều hành cũng như người dân tại các dân tộc, khu vực hay quốc gia đó.

Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì trên thực tế mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt nhưng nếu người tiêu dùng không ưa chuộng thì cũng rất khó tiêu thụ và do đó ảnh hưởng xấu đến kết quả xuất khẩu. Chính vì vậy, nếu nắm bắt tốt thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng thì sẽ có điều kiện và cơ hội tốt hơn trong việc mở rộng khối lượng nhu cầu của họ. Tôn giáo cũng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội. Vì vậy, QLNN về xuất khẩu cần phải căn cứ vào các loại tôn giáo và vai trò chủa chúng trong xã hội, nơi mà hàng hóa xuất khẩu đang hướng tới để định hướng doanh nghiệp, xác định biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 33 - 35)