7. Kết cấu của luận văn
1.1.4.3. Thuyết cân bằng của Stacy Adams
Học thuyết này đề cập đến vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Mọi người đều muốn đối xử công bằng mà do đó trong tổ chức họ luôn có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ với những lợi ích mà họ nhận được với sự đóng góp đó và quyền lợi của những người khác trong tổ chức. Sự công bằng sẽ được thiết lập khi tỷ lệ giữa quyền lợi trên đóng góp của người này ngang bằng với tỷ lệ đó của người khác.
Tỷ lệ này được thể hiện như sau:
Nếu họ cho rằng họ được đối xử đúng, phần thưởng và đãi ngộ tương xứng với công sức của họ thì họ sẽ duy trì năng suất lao động cũ và nỗ lực làm việc để đạt được năng suất lao động mới cao hơn từ đó nhận được những
Các quyền lợi của cá nhân
Sự đóng góp của cá nhân =
Các quyền lợi của những người khác
phần thưởng lớn hơn. Nếu họ cho rằng họ được đối xử không công bằng, phần thưởng không tương xứng với những gì họ bỏ ra họ sẽ bất mãn với công việc, từ đó làm việc không hết khả năng thậm chí bỏ việc.
Bản chất của học thuyết:
Thuyết công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ. Nguyên tắc “quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” phải được tôn trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức. Khi quyền lợi của cá nhân được tôn trọng sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích rất lớn. Quyền lợi cần được phân chia công bằng dựa trên năng lực, trình độ, sự nỗ lực, nhiệt tình, sự chăm chỉ, linh hoạt, sự hy sinh bản thân, lòng trung thành, hiệu suất và hiệu quả trong công việc, sự đóng góp của mỗi cá nhân đối với tổ chức.
Để tạo động lực cho người lao động thì người quản lý cần tạo ra và duy trì sự cân bằng giữa sự đóng góp của cá nhân với những quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng, đó có thể là tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi, được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, sự công nhận hay thăng tiến. Đồng thời phải phân công công việc rõ ràng, thưởng phạt nghiêm minh.