Biện pháp tạo động lực làm việc bằng tác động vào môi trường làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.3. Biện pháp tạo động lực làm việc bằng tác động vào môi trường làm

làm việc và văn hóa tổ chức

Môi trường, điều kiện làm việc là một khái niệm rộng, bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân trong tổ chức, bao gồm cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tổ chức.

a) Tác động đến môi trường làm việc

Đối với người công chức, để hoàn thành tốt công việc, họ cần được hỗ trợ trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc như: phòng làm việc, máy tính, máy in, máy photo, văn phòng phẩm, mạng internet… Khi điều kiện làm việc được đảm bảo, công chức sẽ phát huy được năng lực, khả năng của mình trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo ra sự thoải mái trong quá trình làm việc để tận tâm với công việc hơn. Nó có tác động lớn tới việc hoàn thành công việc đúng lúc, kịp thời và hiệu quả.

Môi trường làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước còn được hiểu bao gồm: cơ chế điều hành, quan hệ lãnh đạo - nhân viên, quan hệ nhân viên - nhân viên, lề lối làm việc… Tạo động lực cho công chức thông qua môi trường làm việc là một biện pháp rất quan trọng trong hệ thống biên pháp tạo động lực làm việc cho công chức thông qua kích thích về mặt tinh thần. Trong cơ quan, đơn vị luôn duy trì được môi trường làm việc thân thiện, mọi người tôn trọng lẫn nhau, thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ với nhau cả về công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không quá căng thẳng, bầu không khí làm việc vui vẻ… chắc chắn sẽ tạo ra tâm lý làm việc thoải mái cho công chức. Mỗi công chức sẽ luôn có nỗ lực phấn đấu không ngừng, khích lệ được mọi người hăng hái làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn.

Xây dựng môi trường làm việc tốt là một trong những nhiệm vụ mà cơ quan, đơn vị phải quan tâm thực hiện nếu muốn xây dựng một đội ngũ lao động tận tâm, trách nhiệm và trung thành. Có môi trường làm việc tốt thì công chức mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của tập thể. Đó phải là môi trường mà công chức được làm việc, được trân trọng, ghi nhận và được cống hiến.

b) Xây dựng văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến lề lối, phong cách, tính tích cực làm việc của công chức. Nó vừa là yếu tố thúc đẩy, đồng thời cũng có thể là yếu tố gây cản trở động lực làm việc của công chức. Văn hóa của tổ chức cho phép phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua những phương thức điều hành khác nhau vì nó luôn hướng tổ chức tới các giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, hành động của các thành viên trong tổ chức và chấp nhận nó như một truyền thống của tổ chức.

Việc xây dựng văn hóa và bầu không khí lành mạnh trong cơ quan ngày càng được chú trọng thực hiện ở các cơ quan hành chính nhà nước. Văn hóa tổ chức biểu hiện qua niềm tin, thói quen, hành vi của người công chức trong mối quan hệ giữa lãnh đạo với công chức, đồng nghiệp với nhau và công chức với người dân. Trong xây dựng văn hóa tổ chức, các cơ quan hành chính hiện nay thường chú trọng xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp trong xử lý công việc, lịch sự trong giao tiếp, nghiêm túc trong thực hiện nội quy, quy định.

Cơ sở xây dựng văn hóa tổ chức trong cơ quan hành chính nhà nước: Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)