7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại Uỷ ban
ban nhân dân thành phố Phủ Lý
2.2.1. Quan điểm, nhận thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về vấn đề tạo động lực làm việc cho công chức
Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH đất nước, để làm được điều này đòi hỏi cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Một trong những giải pháp được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đó là công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiệu quả, trong đó cán bộ, công chức phải thực sự là công bộc của
nhân dân, giỏi chuyên môn và hết lòng phục vụ nhân dân. Trong bất cứ một tổ chức nào, nguồn nhân lực chính là hạt nhân quyết định đến sự tồn vong của tổ chức đó, và đặc biệt trong khu vực công, đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến việc đạt được mục tiêu trong tiến trình đổi mới đất nước. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhằm đạt hiệu quả cao trong giải quyết công vụ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước đó là công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, động cơ làm việc tích cực của cán bộ, công chức sẽ thúc đẩy không chỉ hoạt động của cá nhân mà còn đem lại hiệu quả hoạt động cho tổ chức, xã hội. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức có động cơ tiêu cực, vụ lợi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, làm mất hình ảnh của tổ chức trong xã hội đối với công dân.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII xác định phát triển nguồn nhân lực là 1 trong 6 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.Nhận thức được vấn đề này, cùng với những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành và chỉ đạo cho UBND thành phố Phủ Lý thực hiện các chính sách, kế hoạch về đào tạo, phát triển, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Quan điểm, nhận thức của UBND tỉnh Hà Nam về tầm quan trọng của đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao được thể hiện tại các văn bản pháp lý cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Tỉnh uỷ Hà Nam về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020;
- Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đã được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh;
- Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2020;
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/9/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020.
- Kế hoạch số 2323/KH-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/9/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành về chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.
- Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016.