Kinh nghiệm tại thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 55 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm tại thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Tam Điệp là thành phố công nghiệp thuộc đô thị loại III nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng của Việt Nam nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng. Đây là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình, là thành phố có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Do vậy, UBND thành phố đã đổi mới và hoàn thiện chính sách bố trí và sử dụng đội ngũ công chức cụ thể như sau:

Một là, tuyển chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất, có tiềm năng phát triển đáp ứng yêu cầu của từng vị trí chức danh, chức vụ trong bộ máy chính quyền trước mắt và lâu dài.

Hai là, việc bố trí, sử dụng công chức phải phát huy được năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo của từng cá nhân, đem lại cảm giác hài lòng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự hăng say, nỗ

lực của mỗi người trong thực hiện công việc được giao. Công chức sẽ có động lực làm việc hăng say khi họ cảm thấy chính những công việc mà họ đảm nhận là thú vị, đa dạng chứ không đơn điệu, công việc đòi hỏi sự sáng tạo, mang tính thách thức.

Ba là, khi giao nhiệm vụ, công việc cho công chức phải gắn liền trách nhiệm với quyền hạn, thẩm quyền nhất định đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao. Khi người công chức được tin tưởng giao phó nhiệm vụ mang tính thách thức, kèm theo quyền hạn nhất định sẽ tạo động lực tích cực cho họ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Bốn là, nhu cầu được đánh giá đúng, được ghi nhận những thành tích, kết quả làm việc cũng là một trong những nhu cầu bậc cao của công chức. Bởi vậy, đánh giá đúng thành tích, kết quả thực hiện công việc là một trong những yếu tố tạo động lực mạnh mẽ cho công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Người công chức sẽ có tinh thần làm việc hăng say khi họ cảm nhận những thành tích, kết quả thực hiện công việc của mình sẽ được lãnh đạo cũng như mọi người trong tổ chức đánh giá đúng và ghi nhận. Đánh giá đúng công chức còn là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật công chức. Đồng thời cũng là cơ sở để xác định được nhu cầu, nội dung, chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công chức.

Phải xác định đúng thành tích, kết quả đạt được, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của công chức. Chú trọng đánh giá tiềm năng phát triển, phát hiện những người tài để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những cán bộ chủ trì ở cơ sở và tạo nguồn cho các cấp lãnh đạo cao hơn.

Việc đánh giá công chức cần dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng: quy trình, thủ tục, hình thức, cách làm đối với từng khâu, từng công đoạn trong quá trình đánh giá cần được quy chế hóa, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ trong đánh giá.

Trong đánh giá cần rút ra được những điểm mạnh và yếu, mức độ hoàn thiện nhiệm vụ của công chức, chỉ ra những tồn tại, hạn chế làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Năm là, đào tạo và phát triển là tổng thể các hoạt động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng của người công chức để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó, đào tạo là quá trình học tập giúp cho người công chức nắm vững hơn công việc của mình, bao gồm các hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của công chức để họ thực hiện công việc hiện tại có hiệu quả hơn. Còn phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. Khi người công chức cảm nhận được những khả năng và cơ hội được đào tạo để tiếp tục nâng cao kiến thức, trình độ năng lực chuyên môn và hoàn thiện bản thân thì họ sẽ có được động lực làm việc, tích cực, hăng say hơn trong quá trình làm việc.

Sáu là, khen thưởng và kỷ luật cũng là một trong những cách thức hữu hiệu được UBND thành phố sử dụng có hiệu quả. Khen thưởng là việc dùng những phần thưởng bằng vật chất hoặc tinh thần để thưởng cho những người ưu tú, có thành tích xuất sắc, góp phần quan trọng trong sự thành công của tổ chức. Kỷ luật là việc dùng những hình phạt bằng vật chất hoặc tinh thần đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến kết quả chung của cơ quan.

1.3.3. Một số bài học cho Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý và tỉnh Hà Nam từ kinh nghiệm ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)