7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Giải pháp về công tác đánh giá, xếp loại, thi đua, khen thưởng
a) Công tác đánh giá công chức
Đối với cá nhân mỗi công chức, công tác đánh giá, xếp loại là cách mỗi công chức nhìn lại chính mình, rà soát lại toàn bộ công việc mình đã và đang làm. Kết quả đánh giá là thước đo khoa học sẽ phản ánh cơ bản về năng lực, hiệu quả làm việc của công chức, mức độ hoàn thành công việc. Qua đó, công chức sẽ kịp thời khắc phục những mặt còn hạn chế của mình cũng như phát huy những mặt đã đạt được.
Đối với nhà quản lý, kết quả đánh giá sẽ là cơ sở, căn cứ để thực hiện những chiến lược về phát triển nhân sự. Thông qua công tác này, nhà quản lý sẽ hiểu được khả năng của từng người, qua đó sẽ giúp cho việc phân bố công việc hợp lý, khai thác tốt tiềm năng của mỗi người. Đồng thời, nhà quản lý đưa ra được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như các kỹ năng cần thiết để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Một số giải pháp trong công tác đánh giá, xếp loại công chức:
- Đánh giá công chức theo năng lực và kết quả thực thi nhiệm vụ phù hợp với vị trí việc làm.
- Xây dựng khung cơ bản của hệ thống đánh giá công chức theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng quy trình đánh giá công chức theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
b) Công tác thi đua, khen thưởng
Cần cải tiến việc xếp loại thi đua, khen thưởng căn cứ vào kết quả đánh giá công chức. Khi việc đánh giá, xếp loại công chức được cụ thể hóa dựa trên vị trí việc làm và hiệu quả công việc thì công tác thi đua, khen thưởng
công chức cũng trở nên công bằng, chính xác và khách quan hơn. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện hơn nữa cho công chức, đặc biệt là công chức trẻ trong việc mạnh dạn đăng ký các danh hiệu thi đua, giúp họ tự tin thể hiện năng lực, sự sáng tạo trong công việc, tạo ra phong trào thi đua công bằng, từ đó tạo ra động lực làm việc cho công chức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ thực trạng động lực làm việc và công tác tạo động lực làm việc đặt ra trong Chương 2, ở Chương 3 tác giả đã đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề tạo động lực làm việc cho công chức tại UBND thành phố Phủ Lý.
Công chức là một lực lượng lao động đặc biệt, làm việc trong môi trường Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực làm việc cho công chức Nhà nước nói chung và công chức tại UBND thành phố Phủ Lý nói riêng cần dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, thực tiễn và cần có sự phối hợp đồng bộ từ cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự triển khai, thi hành của UBND thành phố Phủ Lý và từ chính bản thân công chức. Có như vậy mới có thể tạo ra động lực làm việc tích cực cho người công chức.
KẾT LUẬN
Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
Động lực và tạo động lực làm việc cho công chức là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý phải biết kết hợp các phương pháp một cách khoa học và nghệ thuật. Thông qua việc nghiên cứu luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng về công tác tạo động lực làm việc cũng như động lực làm việc của đội ngũ công chức hành chính nhà nước, người lao động nói chung, động lực làm việc của công chức hành chính nhà nước tại UBND thành phố Phủ Lý nói riêng, các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, các tiêu chí đánh giá động lực làm việc của công chức.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay động lực làm việc của công chức là không cao, thông qua các biểu hiện như tinh thần làm việc chưa hăng say, tích cực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ còn thấp, chưa thực sự gắn bó với công việc…, công tác tạo động lực làm việc cho công chức còn nhiều khó khăn, bất cập. Nguyên nhân là do xuất phát từ vấn đề tiền lương, thưởng, vấn đề về bố trí, sử dụng trong vị trí làm việc, về môi trường và điều kiện làm việc…Từ những kết quả đã đạt được, luận văn đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại UBND thành phố Phủ Lý trong thời gian tới.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của tổ chức cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và của nền hành chính nói chung là phải hội nhập quốc tế và hoàn thành mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 thành công, tiến tới việc xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiệu quả. Để làm được điều này, một trong những yêu cầu quan trọng là phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính, thông qua hoạt động tạo động lực làm việc cho họ. Đây là việc làm hết sức cần thiết, cần được quan tâm đúng mức, nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động, phát huy tối đa năng lực và sự cống hiến của công chức, kích thích sự sáng tạo trong công việc và thực thi công vụ.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước nói chung và công chức tại UBND thành phố Phủ Lý nói riêng. Tuy nhiên, do trình độ năng lực, kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không có nhiều… nên việc thu thập, xử lý thông tin còn gặp nhiều khó khăn, bởi vậy, kết quả nghiên cứu còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà quản lý, các nhà khoa học và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018), Tài liệu học tập các văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (dùng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
2. Chính Phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.
3. Chính Phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Lê Thị Kim Chi (2002), “Vai trò động lực của nhu cầu và vấn đề chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức các nhu cầu”, Luận án Tiến sỹ Triết học, Viện Triết học.
5. Trần Thị Diên (2013), “Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ
quan hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành
chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
6. Nguyễn Vân Điềm (2007), Nguyễn Ngọc Quân (Chủ biên), Quản trị nhân lực, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Lê Thanh Hà (2009), Quản trị nhân lực, Nxb. Lao động - Xã hội. 8. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
9. Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), Giáo trình Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước (Dành cho hệ đào tạo Cử nhân hành chính chuyên ngành Quản lý tổ chức và nhân sự), Học viện Hành chính quốc gia, Nxb. Bách Khoa – Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Vân Hương (2015), Tìm hiểu về môi trường và động cơ làm việc trong khu vực công, Học viện Hành chính quốc gia, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật.
11. Bùi Huy Khiên (Chủ biên) – Nguyễn Thị Vân Hương (2013), Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Nxb. Chính trị - Hành chính.
12. Nguyễn Thị Phương Lan (2011),“Hệ thống công cụ tạo động lực trong quản lý nhân sự ở các cơ quan nhà nước trong giai đoạn mới”, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia .
13. Nguyễn Thùy Linh (2014), “Động lực làm việc của viên chức trường
Đại học Y Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện
Hành chính quốc gia.
14. Lê Đình Lý (2012), “Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
15. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2014), “Tạo động lực làm việc cho công chức Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
16. Lê Thị Trâm Oanh (2009),“Tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính nhà nước”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
17. Quốc hội Việt Nam (2008), Luật Cán bộ công chức.
18. Quốc hội Việt Nam (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
19. Trần Hương Thanh (2010), Các biện pháp tâm lý nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
20. Trần Phương Thảo (2014),“Động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
21. Lê Hữu Tầng (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Bùi Anh Tuấn (2002), Giáo trình Hành vi tổ chức, Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.
23. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (2015) Quản lý công (sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Trương Thu (2014), "Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã thành phố Đà Nẵng" , Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
25. Vũ Thị Uyên (2007), “Tạo động lực cho người lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
26. UBND tỉnh Hà Nam (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
27. UBND tỉnh Hà Nam (2015), Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND về chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.
28. UBND tỉnh Hà Nam (2016), Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/9/2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020.
29. UBND Thành phố Phủ Lý (2015), Đề án số 234/ĐA-UBND xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức.
Tiếng Anh
30. Andrew J Dubrin, Carol Dalglish và Peter Miller (2010), Lãnh đạo học (bản dịch lần 1), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – Trường Quản lý Nhà nước Mark O Hatfield, Hà Nội.
31. Bass.B.M and Stogdill’s (1990), “Handbook of Leadership” 3rd ed. New York. Free Press.
32. Bennis, W.G (1989), “On Becoming a Leader”. Addition-Wesley. 33. Diane Arthur (2001), “The Employee Recruitment and Retention
Handbook”. Amazon.
34. R.L.Ackoff (1978), “The art of Problem Solving”, Jonh Wiley. 35. World bank (2013), “Vietnam Report”.
36. Trang web: http://best.edu.vn/pro/cac-cach-tao-dong-luc-thuc-day- nhan-vien-hieu-qua.d-553.aspx
37. Trang web: http://pace.edu.vn/so-tay-doanh-tri/ChiTiet/1053/10- cach-thuc-tao-dong-luc-cho-nhan-vien?term_taxonomy_id=31
38. Trang web: http://voer.edu.vn/m/dong-luc-va-tao-dong-luc-cho- nguoi-lao-dong/03f78b1b
39. Trang web: http://sonoivu.sonla.gov.vn/2014/03/tao-dong-luc-lam- viec-cho-can-bo-cong-chuc-nham-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-cua-to- chuc-hanh-chinh-nha-nuoc.html
40. Trang web: http://www.baohaiquan.vn/Pages/Chu-trong-cai-cach- chinh-sach-tien-luong-nham-tao-dong-luc-cho-cong-chuc-vien-chuc.aspx
41. Trang web: http://www.baohaiquan.vn/Pages/Chu-trong-cai-cach- chinh-sach-tien-luong-nham-tao-dong-luc-cho-cong-chuc-vien-chuc.aspx
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CÔNG CHỨC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ Bảng 1:
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP NĂM 2016 - 2017
(Kèm theo Thông báo số…../TB-UBND, ngày…./…./…. Của UBND Thành phố Phủ Lý về việc phân bổ biên chế công chức và sự nghiệp năm
2015 – 2016 cho các đơn vị thuộc UBND Thành phố Phủ Lý)
TT Đơn vị Phân bổ biên
chế hành chính năm 2016 Biên chế hành chính năm 2016 Dự kiến phân bổ biên chế hành chính năm 2017
I Khổi quản lí nhà nước 101 82 99
1 Văn phòng HĐND – UBND 20 12 21 2 Phòng Nội Vụ 9 6 9 3 Phòng Lao động – TB & XH 9 8 10 4 Phòng Tài chính – Kế hoạch 12 10 11 5 Phòng Kinh tế 8 7 7 6 Phòng Tư pháp 5 4 4 7 Phòng Tài nguyên – MT 9 7 9 8 Thanh tra thành phố 6 5 5
9 Phòng Quản lý đô thị 11 12 12
10 Phòng Văn hóa – Thông tin 8 4 4
11 Phòng Y tế 3 2 2 12 Phòng GD – ĐT 5 5 5 II Khối sự nghiệp 0 0 0 13 Hội Chữ thập đỏ - - - 14 Đài phát thanh - - - 15 Đội Quản lý TTXDĐT - - -
16 Trung tâm phát triển quỹ đất - - -
17 Ban giải phóng mặt bằng - - - 18 Ban quản lý dự án ĐTXD số I - - - 19 Ban quản lý dự án ĐTXD số II - - - 20 Ban quản lý dự án ĐTPTĐT thành phố - - -
21 Trung tâm dân số KHHGĐ - - -
Tổng 101 82 99
Bảng 2: Cơ cấu phân bổ số lượng công chức làm việc tại Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý
STT Đơn vị Tổng
số
Trong đó Chia theo chức vụ bầu cử và ngạch công chức Nam Nữ CVCC và TĐ CVC và TĐ CV và TĐ CS và TĐ 1 Văn phòng HĐND – UBND 12 7 5 12 2 Phòng Nội vụ 6 2 4 6 3 Phòng Lao động – TB và XH 8 3 5 8 4 Phòng Tài chính – kế hoạch 10 2 8 10 5 Phòng Kinh tế 7 3 4 7 6 Phòng Tư pháp 4 3 1 4 7 Phòng Tài nguyên – MT 7 3 4 7 8 Thanh tra 5 2 3 5 9 Phòng Quản lý đô thị 12 11 1 1 11
10 Phòng Văn hóa – thông tin 4 3 1 4
11 Phòng Y tế 2 0 2 1 1
12 Phòng Giáo dục – đào tạo 5 2 3 5
13 Hội chữ thập đỏ 1 0 1 1
14 Đài phát thanh thành phố 1 1 0 1
15 Đội quản lý TTXD đô thị 1 1 0 1
16 Trung tâm phát triển quỹ đất 1 1 0 1
17 Ban giải phóng mặt bằng 1 1 0 1
18 Ban quản lý dự án ĐTXD số I 1 1 0 1
19 Ban quản lý dự án ĐTXD số II 1 1 0 1
20 Trung tâm Dân số KHHGĐ 1 1 0 1
21 Ban quản lý dự án phát triển đô thị
1 1 0 1
Tổng cộng 91 49 42 0 2 89 0
Bảng 3: Cơ cấu độ tuổi lao động của công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý
TT Đơn vị Tổn g số Độ tuổi Dưới 30 Từ 30- 40