Kinh nghiệm tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 54 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Phúc Yên là đô thị loại III nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30km, được xác định như là một trong những đô thị vệ tinh của vùng thủ đô Hà Nội. Đây được coi là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo, là trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội .

Cơ quan hành chính thành phố Phúc Yên (cấp huyện) hay còn gọi là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố. Đội ngũ công chức tại thành phố Phúc Yên chính là những người tham mưu, cũng như đưa mọi chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.Và để tạo động lực làm việc cho các công chức, UBND thành phố đã sử dụng những chính sách cụ thể như sau:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức và sử dụng công chức được cho là giải pháp then chốt để nâng cao động lực làm việc. Cần phải xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, vì đây là cơ sở để xác định quyền hạn và trách nhiệm cá nhân

trong mối quan hệ với trách nhiệm tập thể, cần tổ chức phân tích công việc để làm rõ các nhiệm vụ của từng phòng, ban, từng vị trí công chức cả về mặt định tính và định lượng. Khắc phục tình trạng nơi nhiều người ít việc và ngược lại, cần phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường của công chức hành chính.

Môi trường làm việc và điều kiện làm việc của công chức luôn được chú trọng. Bầu không khí làm việc thoải mái, đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau; cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại luôn đem lại động lực làm việc cho công chức.

Ngoài ra, đào tạo, bồi dưỡng cũng là giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công việc, nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức để có thể kịp thời đáp ứng được sự thay đổi về môi trường thực hiện công việc, thay đổi chính sách, cơ cấu tổ chức…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)