Thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4.4. Thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke

Đây là tư tưởng quản lý tiến bộ nhất hiện nay. Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke cho rằng: ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu của động lực lao động. Do đó, để tạo động lực lao động, cần phải có mục tiêu cụ thể mang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào việc đặt mục tiêu. Các mục tiêu này cần phải có sự tham gia xây dựng của cả 2 bên nhà quản lý và người lao động sao cho:

Thứ nhất, mục tiêu cần phải rõ ràng và có thể đo lường.

Thứ hai, mục tiêu phải có tính thách thức và gắn với thành tích như phần thưởng chính thức.

Thứ ba, nhân viên phải cảm thấy như một phần của quá trình thiết lập mục tiêu, được cam kết mang lại thành quả rõ ràng.

Thứ tư, phải có một chương trình có liên quan đến báo cáo phản hồi, nhận dạng và tiến bộ.

Thứ năm, nhiệm vụ phải phức tạp nhưng không quá áp lực, có đủ thời gian và nguồn lực.

1.1.4.5. Ý nghĩa khoa học được rút ra từ các học thuyết về động lực và tạo động lực làm việc

Tất cả các học thuyết và lý thuyết trên đều khẳng định tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc trong lao động. Các cá nhân làm việc luôn chịu sự thúc đẩy của những động lực nhất định từ các nhóm yếu tố bên ngoài tác động vào và nhóm các yếu tố bên trong mỗi cá nhân người lao động, tạo cho người lao động lựa chọn và biểu hiện những hành vi tích cực, hướng đến kết quả mong muốn theo mục đích đã định trước.

Người lao động nói chung có tâm lý quan sát những người xung quanh mình và so sánh, họ so sánh về mức độ hoàn thành công việc, khối lượng công việc giữa họ và những người xung quanh, họ mong muốn có sự công bằng giữa nỗ lực mình bỏ ra và kết quả mang lại. Nhà quản lý cần phải hiểu rõ người lao động của mình đang có nhu cầu gì và họ cần thỏa mãn điều gì, đồng thời cần phải gợi mở những nhu cầu mới cho người lao động để họ có động lực phấn đấu.

Thực chất, vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động là giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích của người lao động bao gồm các yếu tố liên quan như: tổ chức, công việc, môi trường làm việc… Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu các học thuyết đã nêu trên, có thể rút ra một số giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung như:

- Giải pháp trong bố trí, sử dụng người lao động: là tổng thể các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm tuyển chọn, bố trí, sử dụng người lao động một cách khoa học và hợp lý nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

- Giải pháp đánh giá người lao động: là tổng thể các quan điểm, mục tiêu và cách thức nhằm xác định rõ thành tích, kết quả thực hiện công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đồng thời làm rõ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công việc của người lao động.

- Giải pháp đào tạo và phát triển: là tổng thể các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, đồng thời giúp cho người lao động hoàn thiện bản thân.

- Giải pháp khen thưởng, kỷ luật: nhằm động viên, khuyến khích người lao động hăng say nỗ lực làm việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời hạn chế, ngăn ngừa những hành vi sai phạm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của tổ chức.

- Giải pháp tài chính (tiền lương, thưởng và phụ cấp): nhằm đảm bảo tiền lương phù hợp, tương xứng với chức trách, nhiệm vụ, thành tích công tác của người lao động nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của họ, góp phần động viên, khuyến khích người lao động hăng say, nỗ lực làm việc.

- Các giải pháp khác: cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động, hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, tạo bầu không khí làm việc và mối quan hệ giữa các cá nhân, xây dựng văn hóa công sở, đổi mới phong cách lãnh đạo….

Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có những ảnh hưởng khác nhau tới động lực làm việc của người lao động. Những giải

pháp này nếu được thiết kế và thực hiện tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy, kích thích tạo động lực mạnh mẽ và đem lại sự hài lòng và nỗ lực cao hơn trong thực thi nhiệm vụ của người lao động. Tuy nhiên, nội dung của các học thuyết khá rộng nên khi áp dụng vào phạm vi khu vực hành chính nhà nước, các nhà quản lý phải có những chọn lọc và điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại ủy ban nhân dân thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)