Cơ cấu tổchức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh gia lai (Trang 49 - 54)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

2.1.3. Cơ cấu tổchức

a. Mô hình tổ chức

Căn cứ mô hình mẫu theo quyết định số 0680/QĐHĐQT ngày 3 tháng 9 năm 2008 do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ban hành, mô hình tổ chức BIDV Gia Lai bao gồm Ban Giám đốc và các đơn vị trực thuộc tổ chức thành 5 khối với 10 phòng nghiệp vụ, 1 tổ và 4 phòng giao dịch.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức BIDV Gia Lai

KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI CÁC PGD KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG Q.LÝ & DV KHO QUỸ PHÒNG QHKH DOANH NGHIỆP PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN TRỊTÍN DỤNG PHÒNG QHKH NHÂN PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỔ ĐIỆN TOÁN BAN GIÁM ĐỐC

b. Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc và các đơn vị

* Ban Giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, chịu trách

nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh trƣớc Tổng Giám đốc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao. Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc điều hành chung, 03 Phó giám đốc.

- Giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc TGĐ về kết quả kinh doanh, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao. Tổ chức triển khai các hoạt động của Chi nhánh theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch/chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam do Hội đồng quản trị ban hành. Xây dựng chiến lƣợc phát triển, kế hoạch kinh doanh dài hạn, trung hạn và hàng năm.

- Các Phó giám đốc: Xử lý các công việc theo sự phân công của Giám

đốc chi nhánh. Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về mảng hoạt động đƣợc phân công phụ trách.

* Các phòng, tổ: Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, tổ tại

Chi nhánh Nam Gia Lai đƣợc thực hiện theo qui định tại Quyết định 4589/QĐTCCB2 ngày ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Ngân hàng ĐT&PT VN và các văn bản liên quan, cụ thể một số nhiệm vụ chính:

(1). Phòng QHKH Doanh nghiệp:

- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mƣu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thƣơng mại, dịch vụ...), và chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.

- Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách

hàng trả nợ gốc, lãi.

(2). Phòng QHKH Cá nhân:

- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mƣu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chƣơng trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân.

- Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. Tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.

- Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi.

(3). Phòng Quản lý rủi ro:

- Công tác quản lý tín dụng: Tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng: Tham mƣu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh.

- Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: Đề xuất, hƣớng dẫn các chƣơng trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

chất lƣợng ISO.

(4). Phòng Quản trị tín dụng:

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV.

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

(5). Phòng Giao dịch khách hàng:

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.

- Đề xuất chính sách phát triển; Cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phƣơng thức phục vụ khách hàng.

- Khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng và quản lý, lƣu trữ hồ sơ, thông tin.

- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nƣớc và của BIDV.

(6). Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ:

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.

- Đề xuất, tham mƣu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ.

(7). Phòng Kế hoạch- Tổng hợp:

- Công tác kế hoạch - tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp. Tham mƣu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Công tác nguồn vốn: Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp

giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng.

- Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trƣờng, các sự cố rủi ro thị trƣờng ở chi nhánh và đề xuất phƣơng án xử lý.

* Tổ điện toán: Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin

(chƣơng trình phần mềm, máy móc, thiết bị,...) phục vụ hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng đảm bảo liên tục, thông suốt.

(8). Phòng Tài chính – Kế toán:

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm).

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.

(9). Phòng Tổ chức – Hành Chính:

- Công tác Tổ chức: Đầu mối tham mƣu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

- Công tác hành chính: Thực hiện công tác văn thƣ theo quy định. Thực hiện công tác hậu cần, đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của chi nhánh. Công tác lễ tân, khánh tiết,…

(10). Phòng giao dịch:

- Trực tiếp tiếp cận, phát triển khách hàng doanh nghiệp và cá nhân để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

cho khách hàng. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi.

- Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ƣu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh gia lai (Trang 49 - 54)