Hoàn thiện về tiến trình đánh giá thànhtích nhânviên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh gia lai (Trang 117 - 120)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH

3.2.6. Hoàn thiện về tiến trình đánh giá thànhtích nhânviên

Công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Chi nhánh BIDV Gia Lai cần đƣợc thực hiện nhất quán và theo một quy trình chặt chẽ. Tác giả đề xuất tiến trình đánh giá thành tích cụ thể nhƣ sau:

Hình 3.1. Hoàn thiện về tiến trình đánh giá thành tích nhân viên

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị đánh giá

Trên cơ sở các mục tiêu, chính sách của chi nhánh cùng với nội dung bản mô tả công việc, kết quả đánh giá nhân viên của kỳ trƣớc mà trƣởng

phòng ban xác định lại phạm vi trách nhiệm của nhân viên, mục tiêu của công tác đánh giá thành tích để từ đó có những thay đổi phù hợp.

- Giai đoạn 2: Hoạch định đánh giá

Đây là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hƣởng cơ bản đến công tác đánh giá thành tích nhân viên. Giai đoạn này bao gồm:

+ Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá:

+ Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển + Thống nhất kế hoạch hành động

- Giai đoạn 3: Thu thập thông tin

Các cán bộ quản lý của chi nhánh quan sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên, của các giai đoạn cụ thể, xem xét nhân viên thực hiện có đúng quy trình, chuẩn mực đã thiết lập hay không? Đã thực hiện đạt ở giai đoạn nào và chƣa đạt ở điểm nào để chuẩn bị cho việc đánh giá. Quan trọng là họ cần theo dõi cả quá trình thực hiện công việc của nhân viên. Việc xem xét công việc thƣờng xuyên sẽ giúp cán bộ quản lý hiểu rõ tiến triển công việc cũng nhƣ những trở ngại mà nhân viên gặp phải để có những hỗ trợ kịp thời

- Giai đoạn 4: Đánh giá thành tích

+ Hàng tháng: Ngân hàng BIDV Gia Lai tổ chức việc đánh giá thành tích nhân viên cuối mỗi tháng để kịp thời theo dõi và điều chỉnh kết quả thực hiện công việc của nhân viên đồng thời đƣa ra các quyết định khen thƣởng và xả phạt kịp thời.

+ 6 tháng, hội đồng đánh giá thành tích sẽ tập hợp kết quả đánh giá hàng tháng trong quý, từ đó xem xét các tiêu chí về kết quả chuyên môn, thái độ lao động; đánh giá hành vi phục vụ, năng lực thực hiện công việc để xác định nhu cầu phát triển, đào tạo trong thời gian đến, đồng thời cần xác định các vấn đề còn cần phải làm rõ trong kỳ đánh giá thành tích.

viên, kết hợp với các tiêu chí về kỷ luật lao động, thái độ phục vụ, năng lực thực hiện công việc để xác định nhu cầu đào tạo, định hƣớng nghề nghiệp,… Đồng thời cần xem xét và xác định các vấn đề cần thống nhất với nhân viên khi thực hiện phản hồi kết quả đánh giá.

- Giai đoạn 5: Phỏng vấn đánh giá

Nội dung cuộc thảo luận thông báo cho ngƣời đƣợc đánh giá về tình hình thực hiện công tác của họ trong chu kỳ đánh giá, tiềm năng phát triển trong tƣơng lai và các biện pháp cải thiện thành tích của mình. Cần có sự trao đổi thông tin qua lại giữa ngƣời đƣợc đánh giá và ngƣời đánh giá để quá trình đánh giá đƣợc khách quan hơn.

- Giai đoạn 6: Lƣu giữ và sử dụng kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá thành tích cần thiết phải đƣợc lƣu giữ thành các hồ sơ đánh giá riêng biệt và sử dụng đảm bảo đúng các mục tiêu cơ bản của hệ thống đánh giá thành tích. Cụ thể phải đƣợc áp dụng trong:

+ Công tác trả lƣơng, khen thƣởng.

+ Xây dựng các chƣơng trình huấn luyện đào tạo nhân viên.

+ Các chính sách phát triển nhân viên bao gồm cả việc đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo và phát triển nhân viên.

Cần lƣu ý rằng tiến trình đánh giá thành tích này cần phải đƣợc giám sát chặt chẽ và thông tin đầy đủ, liên tục đối với ngƣời đƣợc đánh giá.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 3.3.1. Chính sách khen thƣởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh gia lai (Trang 117 - 120)