CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh gia lai (Trang 84 - 87)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH

TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI

3.1.1. Định hƣớng phát triển của BIDV Gia Lai trong thời gian đến

Căn cứ mục tiêu của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và trên cơ sở phân tích những cơ hội và thách thức cũng nhƣ điểm mạnh và điểm yếu, Chi nhánh xác định mục tiêu tổng quát của BIDV Gia Lai đến năm 2017 là :

1. Lấy an toàn, chất lƣợng và hiệu quả trong hoạt động là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tiếp tục việc tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng; kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững.

2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, áp dụng quản lý rủi ro theo các thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

3. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng song song với quá trình hiện đại hoá công nghệ và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Gắn quá trình tăng trƣởng với yêu cầu từng bƣớc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có theo hƣớng hiệu quả và bền vững.

4. Phát huy mạnh mẽ vị thế đã có trên thị trƣờng, phấn đấu giữ vững vị trí của một ngân hàng dẫn đầu về công tác huy động vốn, dịch vụ và phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng; là ngân hàng đạt chất lƣợng tốt nhất về

hoạt động tín dụng và có hiệu quả kinh doanh tối ƣu trên địa bàn; đồng thời giữ vững vị thế là Chi nhánh thuộc nhóm tốt nhất trong hệ thống BIDV.

5. Tiếp tục bám sát các chủ trƣơng, chính sách, Nghị quyết của Đảng, Chính Phủ và hoạch định phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, của địa phƣơng để xây dựng các bƣớc phát triển hợp lý, trên cơ sở phát huy nguồn lực sẵn có, khai thác các nguồn lực tiềm năng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn trong giai đoạn mới.

6. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại khách hàng, sàng lọc nền khách hàng hƣớng đến phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thuộc khu vực kinh tế dân doanh. Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

7. Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, tăng năng suất lao động.

8. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn vững vàng về phẩm chất chính trị, đảm bảo có trình độ Đại học ít nhất 85%, trong đó có từ 3 - 5 % trình độ trên đại học, trong đó chú trọng đào tạo phát triển cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số của địa phƣơng.

3.1.2. Xu hƣớng phát triển và thách thức của ngành ngân hàng trong thời gian đến thời gian đến

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa ngày càng gia tăng, những bất ổn khó lƣờng của thị trƣờng toàn cầu và tiến bộ công nghệ đang có những tác động mạnh đến sự phát triển hệ thống tài chính trong nƣớc và toàn cầu. Mặt khác tình hình khó khăn của nền kinh tế từ năm 2008 trở lại đây, nhất là diễn biến bất ổn, phức tạp của thị trƣờng tài chính, tiền tệ đã ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng, trong đó vấn đề tái cấu trúc và xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng đang đặt ra một thách thức lớn. Do đó xu hƣớng phát triển tất yếu của hệ thống Ngân hàng trong nƣớc thời gian đến sẽ theo hƣớng ổn định và phát

triển bền vững, cụ thể: Đẩy mạnh khai thác dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và ngân hàng hiện đại sẽ dần thay thế ngân hàng truyền thống nhƣ hiện nay; tổ chức lại kênh phân phối, tăng năng suất lao động; tập trung hóa quản lý rủi ro và cơ cấu danh mục; sáp nhập, mua lại sẽ diễn ra mạnh mẽ nhằm cải thiện năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng trong nƣớc với các Ngân hàng nƣớc ngoài.

Quá trình hội nhập cũng đồng nghĩa với việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ và tài chính ngân hàng, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt về nhiều mặt: vốn, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm quản lý, thị phần, khách hàng và cả nguồn nhân lực trình độ cao.

Do đó việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, động viên ngƣời lao động tăng năng suất lao động qua việc phát huy tinh thần làm việc và giữ chân ngƣời tài đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt này.

3.1.3. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp

Trong quá trình đánh giá thành tích để đảm bảo tính chính xác ngƣời đánh giá cần chú ý đên một số nguyên tắc sau:

- Khi đánh giá nhân viên phải đánh giá ở nhiều phƣơng diện.

- Đánh giá nhân viên dựa trên các mục tiêu của các phòng, mục tiêu của chi nhánh.

- Thực hiện đánh giá thành tích nhân viên bằng cách tập trung vào các biện pháp phát triển nhân viên, giúp họ nâng cao hiệu quả công tác:

+ Cung cấp hƣớng dẫn và định hƣớng cho nhân viên cung cấp: thông tin về cơ hội, mục tiêu và định hƣớng tƣơng lai của doanh nghiệp.

+ Đặt mục tiêu cho nhân viên: xác lập mục tiêu rõ ràng cho từng nhân viên, thảo luận để có sự nhất trí của họ.

+ Cung cấp thông tin phản hồi: thƣờng xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên. Thông tin phản hồi phải là những đóng góp mang tính xây

dựng, giúp nhân viên phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, không phải để phê phán nhân viên.

+ Phát triển nhân viên: phát hiện và tạo điều kiện để phát triển năng lực tiềm tàng của nhân viên.

+ Huấn luyện và hỗ trợ nhân viên: doanh nghiệp cần đào tạo cho nhân viên những kỹ năng cần thiết, đồng thời có những phƣơng pháp hỗ trợ khác để nhân viên có năng lực làm việc tốt hơn.

- Kinh phí dành cho hoạt động đánh giá thành tích nhân viên không đƣợc quá lớn.

- Việc đánh giá thành tích nhân viên sẽ không gây mất đoàn kết trong ngân hàng.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÀU TƢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh gia lai (Trang 84 - 87)