Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT đắk lắk (Trang 41 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài

a. Môi trường Công nghệ

Nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật. Để tiến kịp với sự phát triển của thế giới các doanh nghiệp phải có chiến lƣợc đào tạo con ngƣời nắm bắt đƣợc những thành tựu mới nhất của công nghệ, sử dụng đƣợc công nghệ với hiệu quả cao. Mặt khác ngƣời lao động để duy trì đƣợc cuộc sống của mình cũng phải không ngừng nâng cao tay nghề của mình để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Từ đó làm cho kết quả đào tạo và phát triển của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao với sự cố gắng, nỗ lực của cả doanh nghiệp và ngƣời lao động

b. Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trƣờng chính trị ổn định giúp cho doanh nghiệp và ngƣời lao động yên tâm sống, làm việc và học tập tốt hơn. Lúc đó công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao.

Chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Nhà nƣớc có nhiều công cụ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong đó có chính sách về tạo việc làm cho ngƣời lao động góp phần xoá đói giảm nghèo. Những chính sách này đã đƣợc thể hiện qua bằng pháp luật giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện làm cho đời sống của ngƣời lao động ngày càng đƣợc nâng cao.

c. Môi trường Kinh tế

Đất nƣớc ta đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng cao. Một trong những nhu cầu đó là mong muốn có thu nhập cao hơn, vị trí tốt hơn trong xã hội thì việc nâng cao kiến thức, tay nghề chuyên môn là cần thiết hơn bao giờ hết. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho đào tạo có tác dụng kích thích họ tham gia đào tạo, học tập.

0 32

d. Môi trường Văn hóa – Giáo dục

Môi trƣờng văn hóa trong và ngoài doanh nghiệp có ảnh hƣởng ít nhiều đến công tác đào tạo của doanh nghiệp. Nếu tất cả mọi ngƣời trong xã hội đều coi trọng việc học, nâng cao trình độ hiểu biết thì số lƣợng lao động mong muốn đƣợc học tập sẽ nâng lên nhiều hơn từ đó làm cho kết quả đào tạo đạt hiệu quả cao.

Nếu hệ thống Giáo dục – đào tạo xã hội tốt nó sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp những lao động có chất lƣợng cao, có trình độ và kỹ năng thực hiện công việc thì doanh nghiệp sẽ đào tạo ít và kết quả đào tạo sẽ có hiệu quả cao hơn. Và ngƣợc lại, nếu hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội không phát triển, lực lƣợng lao động tuyển vào trong doanh nghiệp trình độ cũng không cao lúc đó doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí cho đào tạo và kết quả đào tạo đạt đƣợc cũng không cao. Ở Việt Nam hệ thống giáo dục cũng chƣa phát triển nên các doanh nghiệp khi tuyển ngƣời phải mất một thời gian đầu để đào tạo thì ngƣời lao động mới đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại VNPT đắk lắk (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)